Phần I – Chương 5 – ĐỈNH CAO CỦA GIA TỘC D’ACONIA

Tờ báo là thứ đầu tiên cô để mắt tới. Nó được giữ chặt trong tay của Eddie, khi anh bước vào văn phòng của cô. Cô đưa ánh mắt nhìn khuôn mặt anh: một vẻ mặt căng thẳng và hoang mang.

“Dagny, cô có bận lắm không?”

“Tại sao?”

“Tôi biết cô không thích nói đến anh ta. Nhưng có chuyện tôi nghĩ cô nên xem qua.”

Cô lặng lẽ với tay về phía tờ báo

Trên trang nhất thông báo rằng sau khi quốc hữu hóa mỏ đồng San Sebastián, chính phủ nhà nước người dân Mexico rốt cuộc chỉ là những kẻ trắng trợn, vô vọng. Không có gì để biện minh cho năm năm cống hiến và hàng triệu đô la đã bỏ ra; không có gì ngoài sự đào bới và cắt giảm lao động sáo rỗng. Những dấu hiệu của quặng đồng ở đó không đáng để khai thác. Không có trữ lượng lớn của đồng thực sự tồn tại, và không có bất kì dấu hiệu nào cho thấy đó là sự hiểu lầm. Chính phủ người dân Mexico đã tổ chức các phiên họp cấp bách về khám phá của họ, trong sự phẫn nộ; họ cảm thấy bản thân đã bị lừa gạt.

Quan sát cô, Eddie biết rằng Dagny vẫn ngồi nhìn vào tờ báo thật lâu dù đã đọc xong nó. Anh biết rằng mình đã đúng khi đã có linh cảm về nỗi sợ, dẫu anh không thể xác định điều gì đã khiến anh hoảng sợ từ bài báo đó.

Anh đợi, rồi nói với giọng trầm, “Francisco không phải là kẻ ngốc. Dẫu anh có ta có thể là gì, dẫu anh ta có suy đồi đến chừng nào – và tôi đã từ bỏ việc tìm ra lí do – anh ta không phải là kẻ ngốc. Anh ta không thể phạm phải sai lầm nào. Điều đó là không thể. Tôi không thể hiểu nữa.”

“Tôi thì đang dần hiểu ra.”

Cô đứng thẳng dậy bởi một chuyển động đột ngột chạy khắp cơ thể như một cơn rùng mình. Cô nói:

“Hãy gọi cho hắn tại Wayne-Falkland và nói với tên khốn đó là tôi muốn gặp hắn.”

“Dagny,” anh buồn bã nói, giọng trách móc, “nhưng đó là Frisco d’Anconia.”

“Đúng vậy.”

Cô đi dưới ánh hoàng hôn trên đường đến khách sạn Wayne-Falkland. “Anh ấy nói, bất cứ khi nào cô muốn,” Eddie nói với cô. Những ánh đèn đầu tiên xuất hiện ở vài khung cửa dưới những đám mây. Những tòa nhà chọc trời trông giống như những ngọn hải đăng bị bỏ hoang đang gửi đi những tín hiệu yếu ớt ngoài vùng biển trống trải, nơi đã không còn tàu thuyền đi ngang qua. Một vài bông tuyết rơi xuống, qua khung cửa tối của những cửa hiệu vắng vẻ, rồi tan vào những vũng bùn ở vỉa hè. Một dây đèn lồng đỏ cắt ngang con đường, rồi mất hút dần về phía xa âm u.

Cô không biết vì sao mình lại cảm giác muốn chạy, rằng cô nên chạy; không, không phải xuống con đường này: mà xuống một sườn đồi xanh trong ánh mặt trời đến rìa đường của Hudson, dưới chân dinh thự Taggart. Giống như những lúc cô nghe Eddie hét lên, “Frisco d’Anconia kìa!” và cả hai người đều lao xuống ngọn đồi đến chỗ chiếc xe nằm ở con đường dưới đó.

Sự xuất hiện của anh là một sự kiện trong tuổi thơ của họ, một sự kiện trọng đại nhất. Chạy đến để gặp anh là một phần cuộc thi giữa họ. Có một cây bạch dương trên sườn đồi; Dagny và Eddie đã cố vượt qua cái cây, trước khi Francisco có thể chạy lên ngọn đồi để gặp họ. Vào những ngày mà anh ta đến, vào những dịp hè, họ không bao giờ đến kịp được cây bạch dương, Francisco đã đến đó trước và ngăn họ lại trước khi anh chạy qua nó. Francisco luôn thắng, cũng như anh ta đã luôn thắng trong mọi thứ.

Cha mẹ anh là bạn cũ của gia đình Taggart. Anh là con một và được nuôi dưỡng ở khắp nơi trên thế giới; cha của anh, theo lời kể, muốn anh xem thế giới là lãnh địa tương lai của mình. Dagny và Eddie không bao giờ biết chắc nơi mà anh muốn đến để nghỉ đông; nhưng cứ mỗi năm, mỗi hè, một vị gia sư Nam Mỹ nghiêm khắc sẽ đưa anh đến ở một tháng tại dinh thự Taggart.

Francisco nhận ra một cách tự nhiên rằng những đứa trẻ nhà Taggart nên được chọn làm bạn đồng hành của mình: chúng là người thừa kế vương miện của tập đoàn vận chuyển Taggart, còn anh là người thừa kế mỏ đồng của nhà d’Anconia. “Chúng tôi là tầng lớp quý tộc duy nhất còn lại trên thế giới – tầng lớp giàu có,” có lần anh từng nói với Dagny, khi anh mười bốn tuổi. “Chỉ người thuộc tầng lớp quý tộc đích thực mới hiểu được ý nghĩa của nó, còn người khác thì không.”

Anh có một tiêu chuẩn đẳng cấp của riêng mình: đối với anh, con cháu nhà Taggart không phải là Jim và Dagny, mà là Dagny và Eddie. Anh hiếm khi tình nguyện để chú ý đến sự tồn tại của Jim. Eddie từng hỏi anh, “Francisco, anh là một kiểu quý tộc rất cao quý đúng không?” Anh trả lời, “Giờ thì chưa. Lí do gia tộc tôi tồn tại được lâu đến thế là nhờ tư tưởng của chúng tôi không bao giờ cho phép bản thân mình nghĩ mình là người nhà d’Anconia. Chúng tôi mong muốn được trở thành một phần của nhà d’Anconia.” Anh phát âm tên của mình như thể anh mong người nghe bị giáng vào mặt và cảm thấy vinh dự vì được nghe âm thanh của nó.

Sebastián d’Anconia, tổ tiên của ông, đã rời Tây Ban Nha vào thời điểm nó là quốc gia mạnh nhất thế giới và nó là hình tượng đáng tự hào nhất của Tây Ban Nha. Ông bỏ đi, bởi vì tòa án dị giáo không tán thành cách suy nghĩ và đề nghị của ông, tại một bữa tiệc của tòa án, mà ông muốn sửa đổi. Sebastián Anconia hắt rượu từ ly của ông vào mặt của lãnh chúa tòa án dị giáo, và kịp bỏ trốn trước khi bị bắt. Ông bỏ lại sau lưng gia tài của ông, dinh thự của ông, cung điện cẩm thạch và cô gái mà ông yêu – và giương buồm đến chân trời mới.

Ngôi nhà đầu tiên của ông tại Argentina là một lán gỗ ở chân đồi Andes. Mặt trời rực lửa như ngọn hải đăng lên tấm gia huy bạc của nhà d’Anconia, được đính trên lán cửa, trong khi Sebastián d’Anconia đang đào đồng ở mỏ đầu tiên của ông. Ông dành nhiều năm, cuốc giữ trong tay, đập vỡ đất đá từ sáng đến tối, với sự giúp đỡ của những kẻ vô chủ lang bạt: những người đào ngũ từ quân đội của quê hương ông, những người trốn án, và những người ấn độ đói khát.

Mười lăm năm kể từ khi ông rời Tây Ban Nha, Sebastián d’Anconia gửi thư đến cô gái ông yêu; cũng như cô đã luôn đợi chờ ông. Khi cô đến, cô thấy tấm gia huy bạc được đính trên lối vào của một cung điện làm bằng đá cẩm thạch, những khu vườn của điền trang lớn và những ngọn núi bị che khuất bởi những quặng đỏ ở đằng xa. Ông nâng cô trên tay băng qua ngưỡng cửa nhà ông. Ông trông trẻ trung hơn vào lần cuối cô gặp ông.

“Tổ tiên của tôi và của cô,” Francisco nói với Dagny, “có lẽ sẽ quý mến nhau.” Trải qua những năm tháng tuổi thơ, Dagny đã sống trong tương lai – trong một thế giới mà cô mong tìm thấy được, một nơi cô sẽ không cảm thất sự khinh thường hoặc buồn chán. Nhưng cứ mỗi tháng hằng năm, cô được tự do. Trong một tháng, cô có thể sống trong hiện tại. Khi cô chạy xuống ngọn xuống ngọn đồi để gặp Francisco d’Anconia, đó là sự giải thoát khỏi ngục tù.

“Chào, Slug!”

“Chào, Frisco!”

Lúc đầu họ đều bực bội với những biệt danh. Cô đã giận dữ hỏi anh, “Ý anh là sao?” Anh đã trả lời, “Trường hợp cô không biết, ‘Slug’ có nghĩa là một ngọn lửa lớn trong lò than của đầu máy năng lượng.” “Anh kiếm từ đó ở đâu ra?” “Từ những quý ông dọc trên đường ray Taggart.” Anh có thể nói năm thứ tiếng, và anh nói tiếng anh không có trọng âm, một kiểu tiếng anh chính xác, có văn hóa bị pha trộn với tiếng lóng. Cô đã trả đũa bằng cách gọi anh là Frisco. Anh bật cười, thích thú và khó chịu. “Nếu loại man rợ như các cô buộc phải làm xấu tên của một trong những thành phố của lớn của mình, thì cô ít ra nên kiềm chế làm việc đó với tôi.” Nhưng họ đã lớn lên với những biệt danh đó.

Vào thời điểm mùa hè thứ hai của họ, khi anh mười hai và cô mười tuổi. Mùa hè năm đó, Frisco cứ biến mất vào mỗi sáng không rõ lí do và không ai có thể tìm ra. anh sẽ đạp xe mất tăm từ lúc bình minh, và quay lại đúng giờ tại chiếc bàn màu pha lê trắng để ăn trưa trên sân thượng, với cử chỉ lịch sự và ngây thơ quá đà. Anh cười, tránh né những câu hỏi, mỗi khi Dagny và Eddie hỏi mình. Họ từng theo dõi anh, trong cái lạnh, mờ tối của bình minh, nhưng họ đã từ bỏ; không ai có thể lần theo khi anh không muốn bị bám đuôi.

Được một thời gian, bà Taggar bắt đầu lo lắng và quyết định thăm dò. Bà chưa bao hiểu được vì sao mà anh đã xoay sở để vượt mặt được bộ luật trẻ em lao động, nhưng rồi bà tìm thấy Francisco đang làm việc – với một thỏa thuận không chính thức với một người điều phối – với vai trò là người phụ việc của tập đoàn vận chuyển Taggart, ở một mốc phân khu cách đó mười dặm. Người điều phối đã sững sờ trước chuyến thăm cá nhân của bà; và không biết rằng người phụ việc chính là khách mời của nhà Taggart. Cậu bé được các nhân viên đường ray địa phương biết đến với cái tên Frankie, và bà Taggart không muốn khai sáng họ về tên đầy đủ của anh. Bà chỉ giải thích rằng anh đã làm việc khi không có sự cho phép của cha mẹ và cần phải nghỉ việc ngay. Người điều phối rất tiếc vì đã mất anh; Frankie, anh nói, là người phụ việc giỏi nhất mà họ từng có. “Tôi chắc chắn còn muốn giữ lại cậu. Liệu tôi có thể thỏa thuận với cha mẹ cậu bé không?” anh hỏi. “Tôi e là không,” bà Taggart thều thào nói.

“Francisco,” bà hỏi, khi đã đưa anh về nhà,”cha cậu sẽ nói gì về chuyện này, nếu ông ấy biết được?”

“Cha của tôi sẽ hỏi liệu tôi làm việc có giỏi hay không. Đó là tất cả những gì ông ấy muốn biết.”

“Thôi nào, tôi đang nghiêm túc đấy.”

Francisco lịch sự nhìn cô, phong thái nhã nhặn của anh gợi đến những thập kỷ của sự nuôi dưỡng và những phòng trà; nhưng đôi lúc ánh mắt của anh làm bà cảm thấy không chắc về sự lịch thiệp.

“Mùa đông năm ngoái,” anh trả lời, “Tôi đã được gửi đi với vai trò một người phụ việc cabin trên một tàu chở đồng của d’Anconia. Cha tôi đã quan sát tôi suốt ba tháng, và đó là những gì mà ông ấy đã hỏi khi tôi quay lại.”

“Vậy đó là những gì mà cậu đã làm suốt mùa đông sao?” Jim Taggart nói. Nụ cười của Jim có chút đắc thắng, sự đắc thắng vì đã tìm ra lí do để khinh miệt.

“Đó là mùa đông năm ngoái,” Francisco trả lời một cách dễ chịu, không có sự thay đổi nào trong giọng nói vô tư, giản dị của anh. “Tôi đã trải qua mùa đông tại Madrid, tại nhà của công tước xứ Alba.”

“Sao anh lại muốn làm việc ở đường ray?” Dagny hỏi.

Họ đứng nhìn nhau: ánh mắt của cô là sự ngưỡng mộ, còn của cậu là sự chế nhạo; nhưng đó không phải là sự chế nhạo ác ý – mà là tiếng cười của một lời chào.

“Để biết nó là như thế nào, Slug,” cậu trả lời, “và để nói với cô là tôi đã có một công việc ở tập đoàn vận chuyển Taggart trước cô.”

Dagny và Eddie đã dành suốt mùa đông để học thêm vài kĩ năng mới, để làm Francisco kinh ngạc và đánh bại anh một lần. Họ chưa bao giờ thành công. Khi họ chỉ anh cách đập quả bóng bằng gậy, một trò chơi mà anh chưa từng chơi trước đó, anh quan sát họ trong vài phút, rồi nói: “Tôi nghĩ là tôi biết nó là gì rồi. Hãy để tôi thử.” Anh vung gậy và đập nó bay qua hàng cây sồi đến cuối cánh đồng.

Khi Jim được tặng một chiếc thuyền máy và dịp sinh nhật của mình, họ ngồi dọc bên sông, quan sát bài học, khi người hướng dẫn chỉ Jim cách vận hành đó. Không một ai trong số họ từng lái thuyền máy trước đó. Những tia nước tóe lên, như những viên đạn, ti tách trên mặt nước, nó đánh thức một kỷ lục về sự run rẩy, động cơ của nó giật lên những tiếng nấc cục, khi người hướng dẫn, thắt dây an toàn bên cạnh Jim, liên tục đảo bánh lăn từ tay của Jim. Không một lí do rõ ràng nào, Jim rướn cổ và hét về phía Francisco, “Cậu có nghĩ là cậu có thể làm tốt hơn không?” “Tôi có thể.” “Thử đi!”

Khi chiếc thuyền quay lại và hai người ngồi trên nó bước ra, Francisco trượt xuống bánh lái. “Đợi một lát,” rồi anh nói với người hướng dẫn đang đứng trên bờ. “Cho tôi xem thứ này một lát.” Sau đó, trước khi người hướng dẫn kịp di chuyển, chiếc thuyền phóng ra giữa sông, như thể nó được bắn đi từ một khẩu súng. Nó mất hút trước khi họ kịp sững sờ với những điều họ đã chứng kiến. Chiếc tàu biến mất dần vào ánh mặt trời ở xa, Dagny hình dung ra cảnh tượng đó như ba đường thẳng: sự đánh thức, tiếng thét dài của động cơ, và mục tiêu của người giữ bánh lái.

Cô nhận ra biểu cảm kì lạ trên gương mặt cha mình khi ông nhìn vào chiếc thuyền đang tăng tốc và mất hút dần. Ông không nói gì; chỉ đứng quan sát. Cô nhớ rằng mình đã từng thấy vẻ mặt đó một lần. Đó là lúc ông kiểm tra hệ thống ròng rọc phức tạp mà Francisco, lúc mười hai tuổi, đã dựng lên để làm thang máy trên đỉnh của một tảng đá; anh đã chỉ Dagny và Eddie cách tuột từ tảng đá xuống đồi Hudson.

Những ghi chép số liệu của Francisco nằm rãi rác trên mặt đất; cha cô nhặt chúng lên để xem, rồi hỏi, “Francisco, cậu đã có bao nhiêu năm học đại số?” “Hai năm.” “Ai đã dạy cậu những điều này?” “Ồ, đó chỉ là thứ mà tôi tự nghĩ ra.” Cô đã không biết rằng thứ mà cha cô giữ trên tay là bản nháp thô về phương trình vi phân.

Những người thừa kế của Sebastián Anconia là sự nối dõi từ những người con đầu lòng, những người biết trọng trách về cái tên mà họ mang. Theo truyền thống của gia đình, người làm ô nhục gia tộc chính là người kế thừa qua đời và để lại gia sản của nhà d’Anconia, khiến nó vô nghĩa khi không có người kế thừa.

Qua các thế hệ, sự ô nhục đó chưa xảy ra. Một huyền thoại người Argentina từng nói rằng bàn tay của người nhà Anconia có sức mạnh kì diệu của những vị thánh – nó không chỉ có sức mạnh phục hồi, mà còn có khả năng tạo dựng.

Những người kế thừa của nhà Anconia từng là những con người có khả năng khác thường, nhưng không một ai trong số họ giống với khả năng mà Francisco d’Anconia đã từng được kỳ vọng sẽ trở thành. Điều đó như thể những thập kỷ đã sàng lọc phẩm chất của các thế hệ bằng một tấm lưới tốt, loại bỏ những người không liên quan, không quan trọng, yếu đuối và không để lại bất cứ thứ gì ngoại trừ khả năng thuần túy; như thể ngay từ lần thử đầu tiên đã có thể chạm ngưỡng một thực thể mà không cần đến sự ngẫu nhiên.

Francisco có thể làm bất cứ thứ gì được bàn giao, anh có thể làm nó tốt hơn bất kì ai, và anh đã làm nó mà không cần nỗ lực. Không có sự kiêu hãnh trong kiểu cách và ý thức của anh, không có suy nghĩ so sánh. Thái độ của anh không theo kiểu: “Tôi có thể làm nó tốt hơn anh,” mà chỉ đơn thuần là: “Tôi có thể làm điều đó.” Một khi anh đã làm thì chỉ hời hợt làm nó. Bất kể yêu cầu kỷ luật nào từ cha của anh về kế hoạch giáo dục của anh, bất kể môn học nào anh ta được lệnh để học, Francisco dễ dàng thông thạo nó bằng một sự thích thú. Cha của anh mến mộ anh, nhưng cẩn thận che đậy điều đó, để giấu kín niềm tự hào khi biết rằng ông đã mang đến một hiện tượng tươi sáng nhất cho dòng tộc. Fracisco, theo lời kể, chính là đỉnh cao của gia tộc d’Anconia.

“Tôi không biết kiểu khẩu hiệu gì mà nhà d’Anconia viết trên gia huy của gia đình họ,” bà Taggart từng nói, “nhưng tôi chắc là Francisco sẽ thay đổi nó thành câu ‘Để làm gì?'” Đó là câu hỏi mà anh sẽ đặt ra với bất kì hoạt động nào được đề xuất với mình – và không điều gì có thể khiến anh hành động, nếu anh không tìm thấy đáp án hợp lí. Mùa hè với anh sẽ thấm thoát như tên lửa, nhưng nếu ai đó đột nhiên dừng anh lại giữa sự bận rộn đó, anh sẽ luôn có lí do chính đáng cho từng việc làm ở mỗi khoảnh khắc. Có hai thứ là khả thi với anh: là đứng yên hoặc lao đi vô định.

“Hãy thử tìm hiểu xem” là động cơ mà anh dành cho Dagny và Eddie với bất kì thứ gì anh được bàn giao, hoặc “Hãy làm ra nó.” Là hình thức tận hưởng niềm vui duy nhất của anh.

“Tôi có thể làm điều đó,” anh nói, khi đang tự xây dựng thang máy, và đang bám vào vách đá, lái những chiếc nêm và trong đá, cánh tay anh di chuyển một cách chuyên nghiệp, những giọt máu nhỏ xuống, ngoài sự chú ý, từ băng gạt ở cổ tay anh. “Không, chúng ta không thể thay phiên nhau, Eddie, cậu chưa đủ lớn để cầm búa. Chỉ việc cắt cỏ dại và dọn đường cho tôi, tôi sẽ làm nốt phần còn lại….Máu gì đây? Ồ, không có gì đâu; chỉ là một vết cắt hôm qua. Dagny, hãy chạy vào nhà và lấy cho tôi một băng gạt sạch.” Jim quan sát họ. Họ để ông một mình, nhưng họ thường thấy ông đứng nhìn ở phía xa, quan sát Francisco với một mức độ bất thường.

Ông hiếm khi nói chuyện khi có sự hiện diện của Francisco. Nhưng ông sẽ dồn Dagny và ông sẽ cười nhạo và nói, “bầu không khí mà mày tạo ra, giả vờ mày là người phụ nữ sắt đá tự chủ! Mày là miếng rửa chén bèo nhèo, mày chỉ có thế. Thật ghê tởm trong cái cách mày để thằng côn đồ tự phụ đó ra lệnh cho mày. Nó sẽ vặn vẹo mày đủ điều như ngón tay út của nó. Mày là đứa không có lòng tự trọng. Cái cách mà mày chạy tới mỗi khi nó huýt sáo và trông chờ nó! Sao mày không lau giày chó nó luôn? “Bởi vì anh ấy không nhờ tôi làm việc đó,” cô trả lời.

Francisco có thể thắng bất kì trò chơi nào ở cuộc thi địa phương. Anh chưa bao giờ dự thi. Anh có thể lãnh đạo câu lạc bộ thiếu niên quốc gia. Anh chưa bao giờ xuất hiện trong quan cảnh trong câu lạc bộ của họ, và phớt lờ sự háo hức của họ để ghi danh người thừa kế nổi tiếng nhất thế giới. Dagny và Eddie là bạn duy nhất của anh. Họ không thể xác định là họ sở hữu anh hay anh sở hữu họ; vì theo cách nào thì họ cũng vui.

Cả ba người đều dành mỗi buổi sáng để du ngoạn theo cách riêng của họ. Có lần, một vị giáo sư văn học lớn tuổi, là bạn của bà Taggart, thấy họ ở trên đỉnh của một bãi sắt vụn, đang tháo dỡ xác của một động cơ đầu máy. Ông ngừng lại, lắc đầu và nói với Francisco, “Một chàng trai trẻ như cậu thì nên dành thời gian của mình trong các thư viện, để tiếp thu văn hóa của thế giới.”
“Theo ông thì tôi đang làm gì?” Francisco hỏi.

Không có nhà máy trong khu phố, nhưng Francisco đã dạy Dagny và Eddie lẻn lên các chuyến tàu đến các thị trấn xa xôi, ở đó họ leo hàng rào vào bãi nhà máy hoặc leo qua các bệ cửa sổ, để quan sát các máy móc như những đứa trẻ đi xem phim. “Khi tôi điều hành tập đoàn vận chuyển Taggart…” Dagny thường nói cùng lúc. “Khi tôi điều hành Mỏ d’Anconia…” Francisco nói. Họ không bao giờ giải thích phần còn lại với đối phương; họ biết mục tiêu và động cơ của nhau.

Thỉnh thoảng, người dẫn đường ray bắt gặp họ. Rồi chủ trạm đường ray cách đó hàng trăm dặm sẽ gọi điện cho bà Taggart: “Chúng tôi bắt được ba đứa trẻ lang thang nói rằng chúng là-” “Đúng vậy,” bà Taggart sẽ thở dài, “Đúng là chúng rồi. Vui lòng hãy đưa chúng về.”

“Francisco,” có lần Eddie hỏi anh, khi họ đang đứng ở đường ray ở trạm Taggart, “anh đã đi khắp nơi trên thế giới. Điều gì là quan trọng nhất trên trái đất này?” “Điều này,” Francisco trả lời, chỉ tay về biểu tượng TT (Taggart Transcontinental) ở trước một đầu máy. Anh nói thêm, “Tôi ước mình được gặp Nat Taggart.”

Anh nhận thấy ánh mắt Dagny nhìn anh. Anh không nói gì thêm. Nhưng vài phút sau, khi họ đi ngang qua cánh rừng, xuống một con đường hẹp ở khu đất ẩm, dương xỉ và ánh mặt trời, anh nói, “Dagny này, tôi sẽ luôn cúi mình trước gia huy. Tôi luôn tôn thờ biểu tượng quý tộc. Liệu tôi có được xem là một người thuộc tầng lớp quý tộc không? Chỉ tôi là không quan tâm đến những chuyện cổ tích vớ vẩn. Gia huy vào thời đại của chúng tôi sẽ được tìm thấy trên những bảng xếp hạng và trong những bài quảng cáo nổi tiếng của tạp chí. “Ý anh là sao?” Eddie hỏi. “Thương hiệu công nghiệp, Eddie,” anh trả lời.

Francisco mười lăm tuổi, vào mùa hè năm đó.

“Khi tôi điều hành Mỏ d’Anconia…” “Tôi đang học về khai thác mỏ và khoáng vật học, bởi vì tôi cần phải sẵn sàng khi đến lúc tôi điều hành Mỏ d’Anconia….” “Tôi đang học ngành kỹ thuật điện, bởi vì các công ty điện lực là khách hàng tốt nhất của Mỏ d’Anconia….” “Tôi sẽ học về triết học, vì tôi sẽ cần đến nó để bảo vệ Mỏ d’Anconia….”

“Liệu có bao giờ cậu nghĩ về những thứ khác ngoài Mỏ d’Anconia chưa?”

“Chưa.”

“Với tôi thì còn rất nhiều thứ khác trên thế giới.”

“Vậy hãy để chúng tự nghĩ về mình.”

“Chẳng phải đó là một thái độ rất ích kỉ hay sao?”

“Đúng thế.”

“Cậu theo đuổi điều gì?”

“Tiền.”

Chẳng phải cậu đã có đủ rồi sao?”

“Mỗi cuộc đời, của từng vị tổ tiên nhà tôi đã tăng thêm mười phần trăm sản lượng của mỏ đồng d’Anconia. Tôi muốn tăng thêm một trăm phần trăm.”

“Để làm gì?” Jim hỏi, với giọng điệu mỉa mai bắt chước giọng của Francisco.

“Khi tôi chết đi, tôi hy vọng sẽ được lên thiên đàng – dù cho nó là cái quá gì đi nữa – và tôi muốn có đủ khả năng để trả lệ phí qua cổng.”

“Đức hạnh chính là lệ phí qua cổng,” Jim nói một cách cao ngạo.

“Ý của tôi là thế, James. Nên tôi muốn chuẩn bị để nhận được đức hạnh cao quý nhất – và tôi là người kiếm ra tiền.”

“Người cần cù nào cũng có thể kiếm ra tiền.”

“James, anh nên khám phá ra rằng mỗi ngôn từ đều có ngữ nghĩa chính xác của nó.”

Francisco mỉm cười; đó là một nụ cười mỉa mai. Khi quan sát họ, Dagny chợt nghĩ về sự khác biệt giữa Francisco và anh trai cô. Cả hai người đều nở nụ cười chế nhạo. Nhưng Francisco cười vào những thứ mà anh thấy được điều gì đó vĩ đại hơn rất nhiều. Jim cười vì không muốn để lại điều gì khác ngoài sự vĩ đại.

Cô nhận ra thêm lần nữa mức độ đặc biệt về nụ cười của Francisco, vào một đêm, khi cô ngồi với anh và Eddie tại một lửa trại họ dựng lên trong rừng. Họ được bao bọc trong ánh lửa trước mặt giữa hàng rào làm từ những khúc, tán cây và những vì sao xa xôi.

Cô cảm thấy như thể không có gì khác ở phía trước hàng rào ngoài bóng đen bao trùm, cùng với những hơi thở cuối cùng, những lời hứa đáng sợ …giống như tương lai. Nhưng tương lai, cô nghĩ, sẽ giống như nụ cười của Francisco, có một chìa khóa để dẫn đến nó, một lời cảnh báo cao hơn về bản chất của nó – khuôn mặt anh trước ánh lửa dưới những tán cây – và cô chợt cảm thấy một niềm hạnh phúc quá nặng nề, nặng nề vì nó quá nhiều và cô không biết cách diễn tả nó. Cô nhìn sang Eddie. Anh đang nhìn Francisco. Trong sự im lặng của chính anh, Eddie cũng cảm thấy như cô.

“Sao anh lại thích Francisco?” cô hỏi anh sau nhiều tuần lễ trôi qua, khi Francisco đã về.

Eddie có vẻ ngạc nhiên; nhận được câu hỏi về cảm xúc của mình là điều chưa từng xảy đến với anh. Anh nói, “Anh ấy khiến tôi cảm thấy an toàn.”

Cô nói, “Anh ấy khiến tôi trông đợi sự hào hứng và nguy hiểm.”

Francisco mười sáu tuổi, mùa hè năm sau, vào ngày cô đứng cùng anh trên đỉnh của một vách đá bên bờ sông, quần đùi và áo của họ bị rách trong lúc leo lên đỉnh. Họ đứng nhìn xuống chân đồi Hudson; họ được biết là vào những ngày không mây, người ta có thể nhìn thấy New York ở phía xa. Nhưng họ chỉ thấy một quầng sáng được tạo từ ba nguồn sáng khác nhau: dòng sông, bầu trời và mặt trời.

Cô tỳ đầu gối xuống tảng đá, vươn người về phía trước, cô gắng nhìn ra quang cảng của thành phố, gió hất tóc cô bay ngang mặt. Cô đưa mắt nhìn qua vai – và thấy Francisco không hề nhìn về quang cảnh phía xa: anh đứng nhìn cô. Đó là một ánh mắt kì lạ, đầy chủ ý và không mỉm cười. Cô bất động một hồi, cánh tay cô duỗi thẳng xuống mặt đá, căng và chống đỡ trọng lượng của cơ thể; bằng một cách khó lí giải, ánh mắt của anh làm cô để ý đến tư thế của mình, về bờ vai trờ qua vết rách của áo, về đôi chân dài, bị bỏng nắng và trầy xước đang chếch xuống bề mặt của đất đá. Cô giận dữ đứng dậy và bước xa khỏi anh. Và quay đầu nhìn lại, sự giận dữ trong đôi mắt cô nhìn về đôi mắt bất động của anh, khi cô có cảm giác chắc chắn về ánh của anh là sự soi xét và công kích, cô nghe giọng nói của chính mình hỏi anh, với giọng điệu mỉm cười và thách thức: “Anh thích điều gì ở tôi?”

Anh mỉm cười; cô băn khoăn, kinh ngạc, về lí do gì đã khiến cô thốt lên điều đó. Anh trả lời, “Đó là điều mà tôi thích ở cô,” chỉ tay về những đường ray lấp lánh từ xa ở trạm Taggart.

“Nó không phải của tôi,” cô thất vọng nói.

“Điều tôi thích là một ngày nó sẽ.”

Cô mỉm cười, ghi nhận quan điểm của anh bằng cách tỏ rõ sự vui mừng. Cô không biết vì sao anh lại nhìn cô bằng ánh mắt kì lạ đó; nhưng cô cảm thấy như anh nhìn ra sự liên kết, một thứ cô không thể nắm bắt, giữa cô và điều gì đó bên trong cô sẽ cho cô sức mạnh để làm chủ đường ray vào một ngày nào đó.

Anh nói một cách táo bạo, “Để xem thử chúng ta có thể nhìn thấy New York không,” và kéo lấy cánh tay cô đến mỏm đá. Cô cho rằng anh không hề biết mình đã kéo ngược cánh tay cô bằng một cách kì cục, giữ nó dọc theo chiều dài của cánh tay anh; làm cô đứng nép sát vào người anh, và cô cảm nhận hơi ấm của ánh nắng trên làn da của anh đang chạm vào cô. Họ hướng mắt về phía xa, nhưng họ không thấy gì ngoài một vệt sáng mờ ảo.

Khi Francisco đã về, mùa hè năm đó, cô nghĩ sự ra đi của anh; giống như băng qua một biên giới đến điểm dừng tuổi thơ của anh: anh đã bắt đầu nhập học đại học, vào mùa thu năm đó. Năm sau là đến lượt cô. Cô cảm thấy nôn nao bởi một sự háo hức đầy sợ hãi, như thể anh đã lao vào một hiểm họa bí ẩn. Giống như thời điểm, nhiều năm trước, khi cô chứng kiến anh là người đầu tiên tuột xuống bằng một tảng đá xuống đồi Hudson, và nhìn thấy anh biến mất vào dòng nước tối và cô đứng đó, nhận ra anh có thể xuất hiện trở lại bất kì lúc nào và đó cũng sẽ là lúc tới lượt của cô.

Cô cố tránh nghĩ về nỗi sợ; hiểm nguy, đối với Francisco, là những cơ hội cho những màn trổ tài xuất chúng; không có cuộc chiến nào mà anh sẽ thua, không kẻ thù nào có thể đánh bại anh. Và rồi cô nghĩ về lời nhận xét cô từng được nghe vào những năm sau đó. Đó là một lời nhận xét kì lạ và kì lạ ở chỗ những ngôn từ đó vẫn đọng lại trong tâm trí cô, dẫu cô luôn cảm thấy chúng là điều vô nghĩa. Người đưa ra lời nhận xét đó là một giáo sư toán học già, bạn của cha cô, người đã ghé đến chỉ một lần tại quê nhà cô. Cô thích gương mặt ông, và cô vẫn còn nhớ nỗi buồn lạ kì trong đôi mắt của ông khi ông nói với cha cô vào chiều tối hôm đó, khi ông ngồi ở sân thượng trong ánh sáng tắt dần, chỉ tay về phía Fracisco ở góc vườn, “Cậu bé đó rất dễ bị tổn thương. Cậu ta chứa đựng quá nhiều niềm vui. Cậu ấy sẽ làm gì với khả năng đó trong một thế giới quá ít ỏi những dịp như thế?”

Francisco nhập học tại một trường học lớn ở Mỹ, một ngôi trường được cha anh chọn từ rất lâu. Nó làm một trong những tổ chức giáo dục danh tiếng nhất còn sót lại trên thế giới, Trường Đại Học Patrick Henry ở Cleveland.

Anh không đến thăm cô ở New York, mùa đông năm đó, dẫu anh chỉ cách đó một đêm đi đường. Họ không viết thư cho nhau, họ chưa từng viết xong một lá thư nào. Nhưng cô biết anh sẽ về nước cho kì nghỉ hè một tháng.

Có đôi lúc, vào mùa đông năm đó, khi cô không xác định rõ sự e ngại: lời nói của vị giáo sư cứ quanh quẫn trong tâm trí cô, như một lời cảnh báo mà cô không thể lí giải. Cô cố gắng phớt lờ chúng. Khi cô nghĩ đến Francisco, cô thấy chắc chắn rằng cô sẽ có một tháng nữa như một lợi thế để chống lại tương lai, như một minh chứng với thế giới mà cô thấy trước mặt là thật, dẫu nó không phải là thế giới của những người quanh cô.

“Chào, Slug!”

“Chào, Frisco!”

Đứng trên sườn đồi, vào phút giây được gặp lại anh, cô chợt hiểu rõ bản chất của thế giới mà họ đang cùng nhau gìn giữ và chống lại những người khác. Đó là khoảnh khắc ngừng trôi trong tíc tắc, cô cảm nhận được chiếc váy cotton của mình đang phất phơ trong gió trên đùi cô, cô cảm thấy ánh mặt trời trên mí mắt mình, và một lực đẩy bay lên như một sự giải thoát to lớn khi cô bước giày lên thảm cỏ, bởi vì cô nghĩ mình sẽ vươn lên, nhẹ bẫng, theo cơn gió.

Đó là một cảm giác bất chợt về tự do và an toàn – bởi vì cô nhận ra cô không biết gì về những sự kiện trong đời anh, chưa từng biết và sẽ không bao giờ biết. Sự thay đổi của thế giới – những gia đình, bữa ăn, trường học, con người, của những con người vô định đang kéo theo hàng loạt những tội lỗi mơ hồ – không thuộc về họ, nó không thể thay đổi và không quan trọng với anh. Cô và anh chưa bao giờ nói về những sự kiện đã xảy đến trong đời nhau, ngoại trừ những điều họ nghĩ và sẽ làm…cô im lặng nhìn anh, như thể một giọng nói trong cô đang thầm thì: Không phải về những thứ mà nó đang là, mà về những thứ mà họ sẽ tạo ra…Chúng ta không thể bị ngừng lại, anh và tôi…

Hãy tha thứ cho tôi vì đã sợ – rằng mình có thể mất anh vào tay họ – hãy tha thứ cho tôi vì đã nghi ngờ, họ sẽ không bao giờ chạm vào anh – tôi sẽ không bao giờ lo lắng về anh nữa….

Anh cũng đứng nhìn cô trong giây lát – và với cô ánh mắt đó không giống một lời chào sau sự vắng mặt, mà là ánh mắt của người đã nghĩ về cô từng ngày. Cô không chắc, nó chỉ thoáng qua, ngắn ngủi đến mức ngay khi cô kịp nhìn thấy, anh đã chỉ tay vào cây bạch dương theo trong âm tiết trò chơi tuổi thơ của họ: “tôi mong cô đã chạy nhanh hơn. Tôi lúc nào cũng phải đợi cô cả.”

“Liệu anh sẽ đợi tôi chứ?” Cô vui vẻ hỏi.

Anh trả lời, không cười, “Luôn luôn.”

Khi họ lên ngôi nhà ở trên đồi, anh nói với Eddie, khi cô im lặng bước vào bên cạnh anh. Cô cảm thấy một điều thầm kín giữa riêng họ, một cách lạ lùng, đó là một kiểu thân mật mới mẻ.

Cô không hỏi anh về trường đại học. Vài ngày sau, cô chỉ hỏi liệu anh có thích nó hay không.

“Họ đang giảng dạy nhiều thứ vô vị vào thời buổi này,” anh trả lời, “nhưng cũng có vài khóa học mà tôi thích.”

“Anh có kết bạn với ai chưa?”

“Hai người.”

Anh không nói với cô điều gì nữa.

Jim sắp sang năm cuối ở đại học New York. Việc học tập đã cho Jim một thái độ kì quặc vượt lên trên cả sự hiếu chiến, như thể ông đã tìm ra một loại vũ khí mới. Ông từng tiến đến Francisco, không theo kiểu khiêu khích, ông chặn anh ngay giữa thảm cỏ và nói với giọng điệu tự cao tự đại: “Tôi nghĩ rằng giờ cậu đã học đại học, cậu hẳn đã học được đôi điều về lí tưởng. Đã đến lúc quên đi lòng tham ích kỉ của mình và suy nghĩ một ít về trách nhiệm xã hội của cậu, bởi vì tôi nghĩ rằng hàng triệu đô mà cậu sắp sửa kế thừa sẽ không vì thú vui cá nhân của cậu, chúng là lòng tin từ lợi ích của những người kém may mắn và những người nghèo, bởi vì tôi nghĩ người nào không nhận ra điều này là kiểu người suy đồi nhất.”

Francisco trả lời lịch sự, “Điều đó không đáng để khuyên nhủ, James ạ, khi mạo hiểm đưa ra những ý kiến không ai yêu cầu. Anh nên dành cho mình một sự khám phá khó xử về giá trị chính xác của chúng đối với người nghe anh nói.”

Dagny hỏi anh, khi họ rời đi, “Có nhiều người như Jim trên thế giới này không?”

Francisco bật cười. “Khá nhiều.”
“Anh có bận tâm không?”

“Không. Tôi không buộc phải đối mặt với họ. Sao cô lại hỏi thế?”

“Vì tôi nghĩ họ nguy hiểm theo cách nào đó…Tôi không biết cách nào….”

“Chúa ơi, Dagny! Liệu cô mong tôi sẽ dè chừng với những đối tượng như James?”

Vào những ngày sau đó, khi chỉ họ cùng nhau, băng qua rừng trên bờ sông, cô hỏi: “Francisco, kiểu người suy đồi nhất là gì?”

“Một người không có mục đích.”

Cô ngắm nhìn những thân cây thẳng đứng đang vươn lên chống lại không gian tỏa sáng rộng lớn từ phía trên. Khu rừng sáng mờ và mát mẻ, nhưng những tán cây vươn ra đón lấy những tia nắng màu bạc trên mặt nước. Cô tự hỏi vì sao mình lại thấy thích cảnh tượng đó, khi cô chưa từng để mắt đến những thứ của vùng đất xung quanh cô, tại sao cô lại chú tâm về niềm vui của mình, về cử động, của cơ thể cô trong quá trình đi bộ.

Cô không muốn nhìn Francisco. Cô cảm thấy sự hiện diện của anh dường như mãnh liệt hơn khi cô rời mắt anh, gần như thể sự chú tâm căng thẳng của cô đến từ anh, như ánh nắng trên mặt nước.

“Cô có nghĩ mình giỏi không?” anh hỏi.

“Tôi luôn nghĩ vậy.” cô mạnh dạn trả lời, không quay đầu.

“Vậy thì, hãy để tôi xem cô chứng minh điều đó. Hãy cho tôi thấy cô có thể vươn lên cùng tập đoàn vận chuyển Taggart đến bao xa. Dù cho cô có giỏi đến chừng nào, tôi mong cô sẽ tận dụng tất cả những gì mình có, cố gắng để trở nên tốt hơn. Và khi cô đã thấm mệt, và đã đạt được mục tiêu, tôi mong cô sẽ bắt đầu với một thứ khác nữa.”

“Tại sao anh nghĩ tôi quan tâm đến việc chứng minh điều gì đó với anh?” cô hỏi.

“Muốn nghe tôi trả lời chứ?”

“Không,” cô nói nhỏ, mắt cô vội nhìn sang bờ sông phía xa bên kia.

Cô nghe thấy anh cười thầm, và sau một lúc anh nói, “Dagny, không có bất kì điều gì được xem là quan trọng trong cuộc sống – ngoại trừ mức độ mà cô có thể hoàn thành tốt việc của mình. Không có gì. Ngoại trừ điều đó. Dù cho cô có là gì, hoặc sẽ trở thành thứ gì từ nó. Đó là thước đo duy nhất về giá trị con người. Những quy tắc đạo đức mà họ cố nhồi nhét vào cổ họng cô chỉ là rất nhiều ngân phiếu được tung ra từ những kẻ lừa đảo để mua rẻ đức hạnh của con người. Những quy tắc của năng lực là hệ thống duy nhất của đạo đức dựa trên tiêu chuẩn vàng. Khi cô lớn lên, cô sẽ hiểu điều tôi nói.”

“Lúc này tôi hiểu. Nhưng…Francisco, tại sao anh và tôi là số ít người dường như hiểu được điều đó?”

“Vì sao cô lại quan tâm đến những người khác?”

“Bởi vì tôi thích được hiểu mọi thứ, và có vài thứ tôi không hiểu được về người khác.”

“Là thứ gì?”

“Thì, tôi không bao giờ được yêu thích ở trường và điều đó không khiến tôi bận tâm, nhưng tôi giờ tôi đã tìm được lí do. Đó là một kiểu lí do bất khả thi. Họ không ưa tôi, không phải vì tôi làm không tốt mọi thứ. Họ không ưa tôi bởi vì tôi luôn đạt điểm cao nhất lớp. Tôi thậm chí không cần phải học. Tôi luôn nhận được điểm A. Anh có nghĩ tôi nên nhận điểm D để có được sự thay đổi và trở thành cô gái được yêu thích nhất trường không?”

Francisco đứng lại, nhìn cô và tát vào mặt cô.

Những gì cô cảm thấy chỉ đến trong chốc lát, khi mặt đất rung lên dưới chân cô, trong một cảm xúc lóe lên trong cô. Cô biết cô có thể sẽ giết bất kì ai giám đánh cô; cô cảm thấy cơn giận dữ trực trào sẽ tiếp sức cô làm điều đó – cũng như kiểu vũ lực mà Francisco đã thực hiện. Cô cảm thấy sự thỏa mãn từ cái nóng âm ỉ trên gò má và mùi vị của máu ở khóe miệng cô. Cô cảm thấy thỏa mãn từ điều cô nhìn thấy rõ về anh, về bản thân cô và động cơ của anh.

Cô ghì lòng bàn chân để chống lại cơn chống mặt, cô giữ thẳng đầu và đứng đối mặt anh trong ý thức về một quyền lực mới, cảm thấy bản thân mình lần đầu tiên ngang bằng anh, và nhìn anh với nụ cười chế giễu.

“Liệu tôi đã làm anh đau đến mức đó sao?” cô hỏi

Anh bất ngờ nhìn cô; câu hỏi và nụ cười đó không có ở một đứa trẻ. Anh trả lời, “Phải – và nếu nó làm cô hài lòng.”

“Nó có.”

Đừng bao giờ làm như vậy nữa. Đừng bỡn cợt với kiểu đùa đó.”

“Đừng có ngốc thế. Liệu điều gì đã khiến anh nghĩ rằng tôi quan tâm đến việc được nổi tiếng?”

“Khi cô lớn lên, cô sẽ hiểu những thứ không thể nói ra như cô đã.”

“Giờ tôi đã hiểu nó rồi.”

Anh đột ngột quay đầu, lấy khăn tay và nhúng nó xuống sông. “Lại đây,” anh ra lệnh.

Cô bật cười, bước lùi, “Ôi không. Tôi muốn cứ giữ nó như thế. Tôi mong nó sẽ bị sưng tấy lên. Tôi thích nó.”

Anh nhìn cô thật lâu. Anh chậm rãi nói, một cách nghiêm túc:

“Dagny, cô thật tuyệt vời.”

“Tôi tưởng lúc nào anh cũng nghĩ thế,” cô trả lời, giọng nói xấc xược hơn mọi khi.

Khi cô về nhà, cô nói với mẹ cô là môi cô bị xướt vì trượt chân vào một tảng đá. Cô không làm điều đó để bảo vệ Francisco; cô làm vì đó vì cô cảm thấy, vì một lí do không rõ ràng mà cô không thể định nghĩa, rằng sự kiện đó là một bí mật quá quý báu để chia sẻ. Vào mùa hè năm sau, khi Francisco đến, cô mười sáu tuổi. Cô bắt đầu chạy xuống đồi để gặp anh, nhưng đột ngột dừng lại. Anh thấy điều đó, và ngừng bước, và họ đứng yên trong chốc lát, nhìn nhau giữa sườn dốc xanh. Là anh tiến bước đến gần cô, từng bước một, khi cô vẫn đang đứng đợi.

Khi anh tiến lại gần, cô hồn nhiên mỉm cười, như vô thức về bất kì một cuộc thi nào đó mà cô đã tham gia hoặc giành chiến thắng.

“Chắc là anh sẽ muốn biết,” cô nói, “rằng tôi đã có một công việc ở đường ray. Người điều hành ca đêm tại Rockdale.”

Anh bật cười. “Được rồi, tập đoàn vận chuyển Taggart, giờ thì nó là một cuộc đua. Để xem xem ai sẽ tạo nên vinh dự lớn hơn, cô – đến Nat Taggart, hoặc tôi – đến Sebastián d’Anconia.”

Mùa đông năm đó, cô rảo bước cuộc đời mình theo sự đơn giản tươi sáng như một bức vẽ hình học: một vài đường thẳng – đi đến và đi từ trường cao đẳng kỹ thuật ở thành phố mỗi ngày, đi đến và đi từ chỗ làm việc của mình tại trạm ga Rockdale mỗi tối – và vòng tròn khép kín của căn phòng cô, một căn phòng được thắp sáng bởi những động cơ biểu đồ, bản thiết kế của công trình thép, và thời gian biểu của đường ray.

Bà Taggart nhìn con gái của mình trong sự sự lo âu buồn rầu. Bà có thể tha thứ cho bất kì thiếu sót nào, nhưng có lần: Dagny không có dấu hiệu hứng thú gì với đàn ông, hoàn toàn không có thiên hướng lãng mạn. Bà Taggart không ủng hộ sự cực đoan; bà đã chuẩn bị tinh thần để đối mặt với loại cực đoan hoàn toàn trái ngược, nếu như cần thiết; bà nghĩ ngợi và nhận ra điều này còn tệ hơn thế. Bà thấy xấu hổ khi phải thừa nhận là con gái bà, mười bảy tuổi, không có lấy một người mà bản thân ngưỡng mộ.

“Dagny và Francisco d’Anconia sao?” bà nói, buồn bã ê chề, khi trả lời với những người bạn hiếu kì của mình. “Ôi không, không có lãng mạn gì đâu. Nó giống như một quy ước đối đầu mang tính cạnh tranh quốc tế. Và đó là tất cả những gì mà chúng quan tâm.”

Bà Taggart từng nghe James nói vào một buổi chiều tối, trước sự chứng kiến của khách mời, với giọng điệu thỏa mãn trong giọng nói của mình, “Dagny, dẫu em được đặt tên giống với bà ấy, như em lại rất giống Nat Taggart hơn là bà Dagny Taggart, người phụ nữ danh tiếng – vợ của ông ấy.” Bà Taggart không biết điều gì đã xúc phạm mình nhất: rằng James nói ra điều đó hoặc Dagny đã chấp nhận nó như là một lời ngợi khen.

Bà sẽ không bao giờ có cơ hội, dẫu bà Taggart, có thành kiến gì với con gái của chính mình. Dagny chỉ là một bóng hình vội vã đến và đi trong ngôi nhà, một bóng hình mảnh khảnh trong chiếc áo khoác bằng da, vói cổ áo dựng đứng, váy ngắn và đôi chân dài của mỹ nữ màn bạc. Cô bước đi, lướt qua căn phòng, với sự đường đột trịch thượng, nhưng lại có chuyển động duyên dáng, nhanh nhẹn và lạ kì, nữ tính và hiếu chiến.

Đôi lúc, khi khuôn mặt của Dagny chợt thoáng qua, bà Taggart bắt gặp một biểu cảm mà bản thân không thể định nghĩa: nó nhiều hơn sự vui vẻ, và cũng trông như sự thuần khiết bất khả xâm phạm của niềm vui mà bà cảm thấy bất thường: không thiếu nữ nào có thể vô cảm đến mức mất đi liên kết với nỗi buồn của cuộc sống. Con gái của bà, bà kết luận, không có khả năng thấu cảm.

“Dagny,” có lần bà hỏi, “con có muốn dành thời gian để giải trí không?” Dagny hoài nghi nhìn bà và trả lời, “Thế mẹ có nghĩ con đang như thế không?”

Quyết định ra mắt con gái bà trước công chúng khiến bà tràn ngập trong lo lắng. Bà không biết mình nên giới thiệu con mình với cộng đồng New York quý cô Dagny Taggart của Ủy Ban Xã Hội hay người điều hành ca đêm tại trạm ga Rockdale; bà có xu hướng tin chắc rằng cái thứ hai thì đúng hơn; và bà có cảm giác chắn chắn rằng Dagny sẽ từ chối ý tưởng về một dịp như thế. Bà đã rất ngạc nhiên khi Dagnt chấp nhận nó bằng một sự háo hức không thể lí giải, giống như một đứa trẻ.

Bà càng ngạc nhiên hơn, khi thấy Dagny dự tiệc trong một chiếc váy nữ tính nhất mà cô từng mặc – một chiếc váy voan trắng bồng lên như một đám mây. Bà Taggart đã dự đoán hình ảnh hoàn toàn trái ngược về cô. Dagny trông như một mỹ nữ. Cô trông già dặn hơn và hồn nhiên tươi tắn hơn mọi khi; khi đứng trước gương, cô ngẩng cao đầu như bà Nat Taggart đã từng.

“Dagny,” Bà Taggart dịu dàng nói, giọng quở trách, “con có nhận ra con có thể đẹp như thế nào một khi con muốn không?”

“Có ạ,” Dagny nói, không chút ngạc nhiên.

Phòng dạ tiệc của khách sạn Wayne-Falkland được trang trí theo chỉ thị của bà Taggart; bà có gu của một nghệ sĩ, và bối cảnh của bữa tiệc đêm đó là một kiệt tác của bà. “Dagny, có nhiều thứ mẹ muốn con học cách nhận ra,” bà nói, “đèn, màu, hoa, nhạc. Chúng không đáng kể như con nghĩ đâu.” “Con không hề nghĩ chúng đáng kể,” Dagny vui vẻ trả lời. Lần đầu tiên, bà Taggart cảm nhận được liên kết giữa họ; Dagny nhìn bà bằng ánh mắt tin cậy – biết ơn của một đứa trẻ. “Chúng là những thứ giúp cho cuộc sống tươi đẹp hơn,” bà Taggart nói. “Mẹ muốn đêm nay thật đẹp dành cho cho con, Dagny ạ. Đêm dạ tiệc đầu tiên là một dịp lãng mạn nhất của đời người.”

Đối với bà Taggart, điều ngạc nhiên lớn nhất là khoảnh khắc bà nhìn thấy Dagny đứng dưới ánh đèn, ngắm nhìn phòng dạ tiệc. Đây không phải là một đứa trẻ, một thiếu nữ, mà là một người phụ nữ với vẻ ngoài tự tin, uy lực táo bạo mà bà Taggart không thể rời mắt nhìn cô với một sự choáng ngợp đầy ngưỡng mộ. Trong một thời đại giản dị, tầm thường, giữa những con người không sống với sự trần trụi, chỉ biết đến ngụy tạo – Dagny trông không có vẻ đứng đắn, vì đây sẽ là cách mà người phụ nữ sẽ đối mặt và nhiều thế kỷ trước, hành động để lộ nửa phần của cơ thể để cho người khác chiêm ngưỡng là một hành động táo bạo, khi nó vẫn còn ý nghĩa, và chỉ có một ý nghĩa duy nhất đối với nhận thức của tất cả mọi người, đó là một chuyến phiêu lưu đầy kịch tính. Và điều này – bà Taggart mỉm cười, nghĩ đây chính là cô gái mà bà xem là người khước từ khả năng dục vọng. Bà cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm, và một chút thích thú khi nhận ra kiểu khám phá này khiến bà an tâm hơn.

Sự nhẹ nhõm đó tồn tại được vài giờ đồng hồ. Khi tiệc tàn, bà thấy Dagny ngồi ở góc phòng dạ tiệc, ngồi trên lan can như thể nó là một hàng rào đường ray, đôi chân cô đung đưa dưới chiếc váy xoan như thể cô đang mặc quần ống dài. Cô đang trò chuyện với một vài thanh niên yếu ớt, khuôn mặt cô trống rỗng và bất cần.

Dagny lẫn bà Taggart đều không nói lời nào khi họ cùng nhau về nhà. Nhưng vài giờ sau, một cơn bốc đồng nổi lên, bà Taggart đi đến phòng con gái của bà. Dagny đứng bên cửa sổ, vẫn đang mặc chiếc váy xoang trắng; nó trông giống như một đám mây đang che chở một thân thể quá mỏng manh, một cơ thể với bờ vai đang chùn xuống. Phía ngoài cửa sổ, những áng mây ngả xám trong những tia nắng sớm đầu tiên.

Khi Dagny quay đầu, bà Taggart chỉ nhìn thấy sự thẩn thờ khó hiểu trên khuôn mặt cô; một khuôn mặt bình thản, nhưng có thứ gì về nó khiến bà Taggart ước lên điều mà bà không muốn ước đó là con gái bà nên biết như thế nào là nỗi buồn.

“Mẹ, họ có thực sự nghĩ ngược lại về điều đó không?”

“Điều gì?” bà Taggart hoang mang hỏi.

“Về điều mẹ đã nói. Đèn và hoa. Liệu họ có nghĩ những thứ đó sẽ khiến họ cảm thấy lãng mạn, ngoài ra không cảm thấy gì khác?” “Con yêu, ý con là sao?”

“Không có một ai ở đó thích chúng,” cô nói, giọng nói vô hồn, “không ai nghĩ gì hoặc cảm thấy gì về chúng cả. Họ đều ra về, và họ đều nói về những thứ chán chường như những nơi khác. Con đã cho rằng họ nghĩ ánh đèn sẽ khiến mọi thứ rực rỡ.”

“Con yêu, con suy nghĩ quá nghiêm trọng rồi. Bất kì ai cũng không nên quá lí trí tại một bữa dạ tiệc. Bất kì ai cũng chỉ nên vui vẻ.”

“Bằng cách nào? bằng cách trở nên ngu ngốc sao?”

“Ý mẹ, chẳng hạn, con có thích gặp gỡ những chàng trai trẻ không?”

“Người nào? Không có bất kì người nào ở đó mà con có thể nói nổi mười câu với họ.”

Nhiều ngày sau, khi ngồi ở bàn của mình ở trạm Rockdale, cảm giác nhẹ nhõm về chuyện ở nhà, Dagny nghĩ đến bữa tiệc, khinh thường – trách móc rồi nhún vai vào sự thất vọng của chính mình. Cô nhìn lên: đã là mùa xuân và có lá ở những tán cây trong bóng tối bên ngoài; bầu không khí tĩnh và ấm. Nhưng cô lại cảm thấy, ở đây, ngay lúc này, khi cô ngồi thẫn thờ tại một bàn làm việc ngập giấy tờ, nhìn ra bóng tối: cảm giác về một thứ vô hình, đang vươn lên khắp cơ thể cô, chầm chậm, như một dòng chất lỏng ấm áp. Cô gục xuống bàn, uể oải, không thấy kiệt sức và cũng không muốn làm việc.

Khi Francisco đến, vào mùa hè năm đó, cô nói với anh về bữa tiệc và sự thất vọng của cô. Anh yên lặng lắng nghe, nhìn cô lần đầu tiên bằng ánh mắt khinh thường không rời như cách anh nhìn người khác, ánh mắt cho thấy nó đã chứng kiến quá nhiều. Cô cảm thấy như thể anh đã nghe, về lời nói của cô, nhiều hơn những gì mà cô đã biết về anh.

Cô bắt gặp ánh mắt như thế của anh vào buổi chiều tối khi cô đi về quá sớm. Họ cùng nhau, ngồi trên bờ sông.

Cô còn một giờ đồng hồ trước khi đến giờ làm tại Rockdale. Có một vệt lửa dài mỏng trên bầu trời, và những đốm đỏ bập bềnh uể oải trên mặt nước. Anh đã trầm ngâm một hồi lâu, khi cô đột nhiên đứng dậy và nói với anh là cô phải đi. Anh không cố ngăn cô lại; anh ngả người, tì khuỷu tay xuống cỏ, và bất động nhìn cô; ánh mắt anh dường như nói lên rằng anh biết động cơ của cô. Cô tức giận lao lên dốc để về nhà, băn khoăn về điều gì đã khiến cô bỏ đi; cô không biết; nó là sự nôn nao chợt đến từ cảm giác cô không thể xác định cho đến giờ: một cảm giác ngóng trông.

Mỗi tối, cô lái xe năm dặm từ dinh thự đến Rockdale. Cô về nhà vào rạng sáng, ngủ vài tiếng và thức dậy để hoàn tất việc nhà. Cô không có cảm giác thèm ngủ. Cô cởi bỏ đồ ngủ dưới những tia sáng đầu tiên của mặt trời, cô thấy nôn nóng, vui sướng, háo hức khi đối mặt trước một ngày mới.

Cô lại bắt gặp ánh mắt khinh thường của Francisco, ở phía lưới sân quần vợt bên kia. Cô không nhớ lần đầu tiên khi chơi trò này; họ thường chơi quần vợt cùng nhau và anh luôn giành chiến thắng. Cô không biết lúc nào cô đã quyết định mình sẽ thắng, ở lần này.

Khi cô nhận râ điều đó, nó không còn là một quyết định hay một mong muốn, nhưng một cơn giận lặng lẽ dâng trào trong cô. Cô không biết lí do cô phải giành được chiến thắng; cô không biết lí do khiến nó trở nên vô cùng khẩn thiết, quan trọng; cô chỉ biết rằng cô cần phải và cô sẽ.

Mọi thứ dường như dễ dàng; như thể cô đã biến mất và năng lượng của ai đó đang đánh vợt thay cho cô. Cô nhìn dáng người Francisco – một dáng người cao, nhanh nhẹn, cách tay rám nắng của anh bị ghì chặt bởi quần đùi và áo tay dài trắng. Cô cảm nhận được một sự thỏa mãn ngạo mạn từ chuyển động của anh, bởi vì nó là thứ mà cô sẽ đánh bại, vì thế mỗi thao tác chuyên môn trở thành chiến thắng của cô, và năng lực tuyệt vời của cơ thể anh là khúc khải hoàn của cô.

Cô thấy đau đớn kiệt sức – không thể nhận ra nó là cơn đau từ những cơn nhói bất chợt trên vài bộ phận của cơ thể cô, liên tục bị cô phớt lờ: từ khuỷu tay – xương vai – hông, với chiếc quần lửng trắng bám chặt vào da cô – và cơ chân cô, khi cô nhảy tới để đón banh, như không nhớ liệu cô có chạm đất thêm lần nữa không – mí mắt cô, khi bầu trời chuyển sang màu đỏ thẫm như một vệt lửa xoáy – một sợi dây rát buốt chạy dọc tự mắt cá chân lên lưng cô, và khi liên hồi vung thẳng vào không khí, đẩy banh vào dáng người Francisco…cô cảm thấy một niềm vui mãnh liệt – bởi vì từng cơ đau nhói đi từ cơ thể cô đã được truyền sang anh, bởi vì anh đã kiệt sức như cô – những gì cô làm với chính mình, cô cũng làm với anh – đây là điều mà anh cảm nhận được – đây là điều mà cô đã dẫn anh vào – nó không phải là nỗi đau mà cô cảm thấy trên cơ thể cô, mà của anh.

Lúc cô nhìn thấy mặt anh, cô thấy anh đang cười.

Anh nhìn cô như thể anh hiểu . Anh đang chơi, không phải để thắng, mà để khiến nó khó khăn hơn với cô – truyền những phát bóng thô bạo để cô phải chạy – mất điểm để thấy cô vặn người bất động sau cú đánh trở tay, để cô nghĩ là anh sẽ đánh hụt, để cánh tay anh có thể đánh bật vào phát cuối và gửi banh ngược lại với một lực mà cô biết cô sẽ không thể đánh trúng. Cô cảm thấy như thể cô sẽ không thể di chuyển nữa, không bao giờ nữa – và thật lạ kì khi thấy cô đột nhiên hạ người ở phía bên kia sân, đập bóng từng hồi, đập bóng như thể cô đã mong nó vỡ vụn, và như thể cô mong nó chính là gương mặt của Francisco.

Một phát nữa, cô nghĩ, dẫu nó có làm rạn xương cánh tay cô…Một phát nữa, dẫu làn không khí mà cô lao xuống với cổ họng sưng tấy, khô khốc của cô, có thể đột ngột ngừng thở…Rồi cô không cảm thấy gì nữa, không đau đớn, không cơ bắp, chỉ còn ý nghĩ rằng cô sẽ đánh bại anh, để thấy anh kiệt sức, để thấy anh đổ quỵ, và rồi cô có thể chết ngay sau đó.

Cô đã thắng. Có lẽ tiếng cười của anh đã khiến anh thua cuộc, chỉ lần này.

Anh bước tới tấm lưới, khi cô đứng bất động, và ném vợt của mình xuống chân cô, như thể anh biết đó là điều cô muốn. Anh bước ra khỏi sân và gục xuống thảm cỏ, ngả mình, đầu tì lên cánh tay.

Cô chầm chậm lại gần anh. Cô đứng trước mặt anh, nhìn cơ thể trải dài của anh dưới chân cô, nhìn vào chiếc áo ướt đẫm mồ hôi của anh và những sợi tóc vắt trên cánh tay anh. Anh ngẩng đầu. Ánh mắt anh di chuyển chầm chậm dọc lên chân cô, rồi đến quần đùi của cô, đến chiếc áo trắng của cô, đến mắt cô. Đó là một ánh mắt nhạo báng dường như xuyên thấu qua áo quần cô và qua tâm trí cô. Và dường như để nói là anh đã chiến thắng.

Cô ngồi ở bàn của mình tại Rockdale, đêm đó, một mình giữa nhà ga cũ với nhìn bầu trời ngoài kia ô cửa. Đó là thời điểm mà cô thích nhất, khi những tấm kính của cửa sổ dần được chiếu sáng, và những tuyến đường ray ở bên ngoài trở thành những sợi bạc mờ ở bên kia những tấm kính phía dưới. Cô tắt đèn và quan sát chuyển động toàn cảnh của ánh sáng trên mặt đất bất động. Mọi thứ đều đứng yên, dù chỉ là một chiếc lá run rẩy trên cành, khi bầu trời mất dần màu sắc của nó và mở rộng dần như một gợn sóng lan tỏa.

Điện thoại của cô sẽ im ắng vào giờ này, gần như mọi chuyển động đã ngừng lại trên khắp nơi dọc suốt hệ thống. Cô chợt nghe tiếng bước chân đang tiến đến từ bên ngoài, sát bên cửa. Francisco bước vào, nhưng cô không ngạc nhiên khi thấy anh.

“Anh thức để làm gì vào giờ này?” cô hỏi.

“Tôi không thích ngủ.”

“Anh đến đây bằng gì? Tôi không nghe thấy tiếng xe của anh.”

“Tôi đã đi bộ.”

Vài khoảnh khắc trôi qua trước khi cô nhận ra là mình chưa hỏi anh lí do anh đến và cô cũng không muốn hỏi về điều đó.

Anh dạo quanh phòng, nhìn vào những cụm vận đơn treo trên tường, vào tờ lịch có hình Sao Chổi Taggart đầy tự hào chuyển động về phía người nhìn. Anh cư xử như ở nhà, như thể anh cảm thấy nơi này thuộc về họ, cũng như họ đã luôn cảm thấy thế khi ở cùng nhau. Nhưng anh dường như không muốn nói chuyện. Anh hỏi vài câu về công việc của cô, rồi giữ yên lặng.

Khi ánh đèn bên ngoài được bật, những chuyển động bắt đầu tăng dần trên tuyến đường và chuông điện thoại bắt đầu reo lên trong sự yên tĩnh. Cô quay lại làm việc. Anh ngồi ở góc phòng, một chân gác lên tay ghế, và đợi.

Cô làm việc nhanh nhẹn, cảm thấy vô cùng rõ ràng. Cô cảm thấy thích thú trong sự chính xác nhanh chóng của bàn tay mình. Cô tập trung vào âm thanh sắc bén, rõ ràng của chuông điện thoại, vào chỉ số của những con tàu, số xe và các số thứ tự. Cô không ý thức được điều gì khác.

Nhưng rồi một tờ giấy mỏng bay xuống sàn và cô cúi người nhặt nó, cô chợt ý thức về khoảnh khắc đặc biệt đó, về bản thân và chuyển động của cô. Cô nhận ra chiếc váy lanh màu xám, cánh tay áo xám được xắn lên và cánh tay trần của cô vươn xuốn tờ giấy. Cô cảm thấy tim mình ngừng đập một cách vô lí trong sự đứt quãng của cảm xúc trong tíc tắc. Cô nhặt tờ giấy lên và quay lại bàn của mình.

Trời đã gần hừng sáng. Một con tàu đi ngang qua trạm, không dừng lại. Trong sự tinh khiết của ánh sáng sớm, những trần xe dọc dài tan chảy thành một sợi dây màu bạc, và con tàu trông như lơ lửng trên mặt đất, đi xuyên qua hư không. Tầng nhà của trạm ga rung chuyển, những mặt kính rung rẫy trên ô cửa. Cô ngắm nhìn chuyến bay của con tàu trong nụ cười háo hức. Cô nhìn sang Francisco: anh đang nhìn cô, và nở nụ cười giống cô.

Khi người điều hành ca sáng đã đến, cô bàn giao trạm ga cho anh ta, và bước ra bầu không khí buổi sáng. Mặt trời vẫn chưa ló dạng và không khí như đang rạng rỡ thay cho nó. Cô không cảm thấy kiệt sức. Cô cảm thấy như mình vừa mới thức dậy.

Cô bắt đầu tiến đến xe của mình, nhưng Francisco nói, “Hãy cùng đi bộ về nhà. Chúng ta sẽ đến lấy xe sau.”

“Được thôi.”

Cô không ngạc nhiên và cô không bận tâm đến việc đi bộ năm dặm. Điều đó có vẻ tự nhiên; tự nhiên với khoảnh khắc thực tại đặc biệt rõ ràng nhưng chợt tách biệt khỏi những thứ khác và bị ngắt kết nối như hòn đảo giữa bức tường sương mù, một thực tại được tạo dựng, không thể phủ nhận như cảm giác của một người trong men rượu.

Con đường dẫn xuyên qua rừng. Họ rời đường cao tốc vào một đường ray uốn lượn giữa những bóng cây kéo dài hàng dặm đến một vùng đất hoang sơ. Không có dấu hiệu của con người xung quanh họ. Những đường ray cũ, bị phủ đầy bởi cỏ, khiến sự hiện diện của con người dường như xa cách, thêm khoảng cách của năm tháng vào khoảng cách của những dặm đường. Quầng sáng chạng vạng vẫn còn trên mặt đất, nhưng bị đứt gãy giữa những cành cây, nơi có những chiếc lá được treo trong những những mảng sáng diệp lục và dường như thắp sáng một khu rừng. Những chiếc lá bất động. Họ bước đi, đơn lẻ di chuyển giữa một thế giới bất động. Cô chợt nhận ra rằng đã một hồi lâu họ không nói với nhau lời nào. Họ đến một vùng đất trống. Nó là một vùng trũng dưới chân của một sườn đồi đá thẳng. Một dòng suối cắt ngang cỏ, và chia làm ba nhánh chảy thấp xuống mặt đất, như một dòng chất lỏng màu xanh lục.

Tiếng nước chảy lấn át sự yên lặng. Mặt cắt của bầu trời ở xa khiến nơi này trông cách biệt hơn. Xa phía trên, trên đỉnh đồi, một cái cây bắt được những tia nắng đầu tiên.

Họ ngừng lại và nhìn nhau. Cô biết, ngay khi anh làm điều đó, cô đã đoán là anh sẽ. Anh ôm lấy cô, cô thấy môi mình trong môi anh, thấy cánh tay cô ghi siết anh như lời đáp lại, và biết rằng đây là lần đầu tiên cô khao khát anh làm điều đó.

Cô cảm thấy một khoảnh khắc của sự nổi loạn và chút sợ hãi. Anh giữ lấy cô, ghì cả cơ thể anh vào cô với sự dữ dội, chủ đích, bàn tay anh di chuyển khắp ngực cô như thể anh đang học làm chủ cách thân mật với cơ thể cô, một sự ân ái choáng ngợp không cần đến sự đồng thuận, cho phép từ cô. Cô cố gắng chống cự, nhưng cô chỉ ngã người chống lại cánh tay anh đủ để nhìn mặt anh và nụ cười của anh, nụ cười nói với cô rằng cô đã trao quyền cho anh từ rất lâu rồi. Cô nghĩ mình phải trốn thoát; thay vào đó, chính cô đã kéo đầu anh xuống để tìm lại môi của anh.

Cô biết rằng sợ hãi là vô ích, rằng anh sẽ làm bất kì điều gì anh muốn, rằng quyết định là ở anh, rằng anh không để lại điều khả thi nào cho cô ngoại trừ thứ mà cô muốn nhất – sự tự giao nộp. Cô không có nhận thức nào về mục đích của anh, sự hiểu biết mơ hồ của cô về nó đã bị xóa trắng, cô không đủ sức để tin hoàn toàn vào nó, vào giây phút này, để tin vào điều đó về bản thân cô, cô biết mình chỉ đang sợ hãi – và nó cũng là điều mà như thể cô đã thốt lên với anh: Đừng hỏi tôi – Ôi, đừng hỏi tôi – hãy làm đi!

Cô liền giậm chân, để kháng cự, nhưng môi anh đang ghì vào môi cô và họ cùng nhau nằm xuống đất, không rời môi nhau. Họ nằm yên – như bất động, và sự rung rẩy của một vật thể từ hành động mà anh đơn thuần thực hiện nó, không ngần ngại, như điều đúng đắn, điều đúng đắn về sự thỏa mãn vô bờ mà nó mang đến cho họ.

Anh gọi tên ý nghĩa của nó đối với cả hai vào những lời đầu tiên anh cất lên sau đó. Anh nói, “Chúng ta phải học điều đó từ nhau.” Cô nhìn cơ thể anh trải rộng trên thảm cỏ bên cạnh cô, anh mặc quần ống đen và một áo thun đen, mắt cô dừng ở dây nịch được thắt chặt quanh dáng người mảnh khảnh của anh. Cô nằm ngửa, nhìn trời, không có ý muốn di chuyển hay nghĩ ngợi hay biết gì về giây phút nào khác sau khoảnh khắc này.

Khi cô về nhà, khi cô nằm xuống giường, khỏa thân vì thân thể cô đã trở thành một vật sở hữu xa lạ, quá quý giá trong lớp áo ngủ, vì điều này mang lại cho cô sự thỏa mãn khi được khỏa thân và để cảm giác như thể tấm vải trắng của chiếc giường chạm vào cô như cơ thể của Francisco – khi cô nghĩ rằng cô không thể ngủ, bởi vì cô không muốn thả lỏng và mất đi sự kiệt sức tuyệt vời nhất mà cô từng biết – suy nghĩ cuối cùng của cô là những thời điểm khi cô muốn bày tỏ cảm xúc, nhưng không thể tìm ra cách, và sự nhận thức bất chợt về cảm giác lớn hơn niềm hạnh phúc, cảm giác một con người may mắn nhất trần đời, cảm giác yêu lấy sự tồn tại của chính mình và sự tồn tại của thế giới này; cô nghĩ rằng hành động mà cô đã học được là cách để một người có thể bày tỏ nó. Nếu đây là suy nghĩ về điều quan quan trọng nhất, cô không biết điều đó; không có gì là quan trọng giữa vũ trụ này khi nó là một khái niệm của nỗi đau đã bị xóa sổ; cô không tiếp tục thức để cân đong kết luận của mình; cô thiếp đi, với một nụ cười dịu dàng trên khuôn mặt, trong sự tĩnh lặng, rực rỡ của căn phòng ngập tràn ánh ban mai.

Mùa hè năm đó, cô gặp anh ở trong rừng, trong những góc khuất bên sông, trên sàn của một túp lều bỏ hoang, trong hầm của ngôi nhà.

Đây là những thời điểm cô học cảm nhận trực giác về cái đẹp – bằng cách nhìn lên những chiếc bè gỗ cũ kỹ hoặc tấm thép của máy điều hòa đang cuộn quay không ngừng, nhịp nhàng trên đầu họ. Cô mặc quần lửng hoặc váy cotton mùa hè, cô chưa từng nữ tính như thế khi đứng cạnh anh, địu vào vai anh, buông thả cơ thể cô tùy ý anh, trong nhận thức toang mở về sức mạnh của anh đã khiến cô trở nên yếu đuối bằng sự thỏa mãn mà anh có được từ sức mạnh mà anh trao đến cô. Anh chỉ cô từng cách gợi dục mà anh tìm thấy. “Tuyệt vời quá phải không khi cơ thể chúng ta có thể mang lại thật nhiều khoái cảm?” anh từng nói với cô, đơn từ mộc mạc. Họ đều hạnh phúc và hồn nhiên rạng rỡ. Họ đều không có khái niệm xem rằng niềm tận hưởng là tội lỗi.

Họ giữ kín bí mật đó khỏi những người khác, không như một tội lỗi hổ thẹn, mà là một thứ giống như sự hoàn mĩ của họ, vượt lên trên quyền hạn đánh giá hoặc ngợi khen của những người khác. Cô biết lí thuyết chung về tình dục, được giữ bởi con người theo cách này hay cách khác, lí thuyết chung cho rằng tình dục là một yếu điểm đầy khiếm khuyết của bản tính hèn mọn của con người, lầm lỗi và hối tiếc. Cô trải qua một cảm xúc về sự trong trắng khiến cô thu mình, không phải khỏi sự ham muốn của cơ thể cô, mà khỏi mọi giao tiếp với bất kì bộ óc nào khư giữ lí thuyết chung đó.

Mùa đông năm đó, Francisco đến gặp cô tại New York, một cuộc gặp gỡ ngoài dự định. Anh có thể bay đến từ Cleveland, mà không báo trước, hai lần một tuần, hoặc anh sẽ biến mất hàng tháng. Cô có thể ngồi trên sàn nhà, bao bọc bởi biểu đồ và bản thiết kế, cô có thể sẽ nghe thấy tiếng gõ cửa và hắng giọng, “Tôi bận!” rồi nghe một giọng nói châm chọc “thật không?” và chúi người lao tới mở cửa, để thấy anh đứng đó. Họ sẽ đến một căn hộ anh đã thuê trong thành phố, một căn hộ giữa khu dân dư yên tĩnh. “Francisco,” cô từng đường đột hỏi anh, “em có phải là tình nhân của anh hay không?” Anh bật cười. “Em là thế mà.” Cô cảm thấy niềm kiêu hãnh của người phụ nữ là được trao danh hiệu người vợ.

Trong nhiều tháng vắng mặt của anh, cô không bao giờ băn khoăn liệu anh có thật lòng với cô hay không; cô biết là anh đã. Cô biết, dẫu cô còn quá trẻ để hiểu lí do đó, những ham muốn cẩu thả và sự nuông chiều bất chợt là điều duy nhất khả thi đối với những người nghênh đón tình dục và bản thân họ là điều xấu xa.

Cô biết thêm đôi chút về cuộc sống của Francisco. Vào năm cuối đại học của anh; anh hiếm khi nói về nó. Cô nghi ngờ là anh đã làm việc quá nhiều, bởi vì cô thấy, có những khi, vẻ mặt tươi tắn của anh, cái nhìn phấn khởi đến từ người đi quá giới hạn năng lượng. Cô từng cười anh, khoe rằng cô là nhân viên lâu năm của tập đoàn vận chuyển Taggart, khi anh không làm việc kiếm tiền. Anh nói, “Cha anh sẽ từ chối để anh làm việc tại Mỏ d’Anconia cho đến khi anh tốt nghiệp.” “Từ khi nào anh đã chịu vâng lời vậy?” “Anh cần tôn trọng mong muốn của ông. Ông là chủ của Mỏ d’Anconia….Tuy rằng, ông ấy không phải là chủ của tất cả các công ty mỏ trên thế giới.” Có một chút thích thú thầm kín trong nụ cười của anh.

Cô không biết chuyện cho đến mùa thu năm sau, khi anh tốt nghiệp và trở về New York sau chuyến viếng thăm cha anh ở Bueno Aires.

Sau đó anh nói với cô là anh đã tham gia hai khóa giáo dục trong suốt bốn năm: một cái tại đại học Patrick, một cái tại xưởng đúc ở ngoại thành Cleveland. “Anh thích học cho chính mình,” anh nói. Anh đã bắt đầu làm việc tại xưởng đúc với vị trí người phụ việc ở lò nung, khi anh mười sáu tuổi – và giờ, ở tuổi hai mươi, anh đã làm chủ nó. Anh nhận được danh hiệu đầu tiên của mình về quyền sở hữu, với sự điều chỉnh không rõ ràng về tuổi của anh, vào ngày anh nhận bằng tốt nghiệp, và gửi cả hai đến cha của anh.

Anh đưa cô xem hình chụp của xưởng đúc. Nó là một nơi nhỏ, lụp xụp, không rõ tuổi, bị tàn phá bởi năm tháng và đổ quỵ; phía bức hình là cổng vào, có lá cờ mới trên cột buồm vô chủ, có bảng hiệu: Mỏ d’Anconia.

Người phụ trách quan hệ công chúng của cha anh ở văn phòng New York rên rỉ, “Nhưng, Don Francisco, cậu không thể làm thể! Công chúng sẽ nghĩ gì? Cái tên đó trên một thứ tồi tàn như thế sao?” “Đó là tên của tôi,” Francisco trả lời.

Khi anh tiến vào văn phòng cha mình ở Buenos Aires, một căn phòng rộng lớn, được bài trí hiện đại như một phòng thí nghiệm, với ảnh chụp các lãnh thổ của những Mỏ d’Anconia làm vật trang trí duy nhất trên những bức tường – những ảnh chụp của những mỏ quặng, và xưởng đúc lớn nhất thế giới – anh thấy, ở vị trí vinh danh, đối diện bàn của mình, một ảnh chụp của xưởng đúc Cleveland với bảng hiệu mới trên cổng.

Mắt của cha anh di chuyển từ bức ảnh đến mặt Francisco khi anh đứng trước bàn.

“Như thế này có phải hơi quá sớm không?” cha anh hỏi.

“Con không thể bỏ ra bốn năm chỉ dành cho những bài giảng.”

“Con kiếm đâu ra tiền để mua khu vực đó?”

“Bằng cách chơi chứng khoán New York,”

“Sao cơ? Ai đã chỉ con làm điều đó?”

“Không khó lắm trong việc đánh giá sự đầu tư nào là thành công và không thành công.”

“Con kiếm đâu ra tiền để chơi chứ?”

“Từ tiền trợ cấp mà cha đã gửi cho con thưa cha, và từ tiền lương của con.”

“Từ khi nào con có thời gian để theo dõi thị trường chứng khoán?”

“Khi con viết luận văn về ảnh hưởng của giáo phái – hệ thống siêu hình học – học thuyết lý thuyết bất biến của Aristotle.”

Thời gian Francisco ở lại New York rất ngắn ngủi. Cha gửi nh đến Montana làm trợ lí tổng giám đốc của mỏ d’Anconia. “Ôi thế đấy,” anh cười, nói với Dagny, “cha anh không nghĩ việc để anh phát triển quá nhanh là điều đáng để khuyên nhủ. Anh có thể yêu cầu anh đặt niềm tin ở anh. Nếu ông ấy muốn một minh chức thực tế, anh sẽ tuân theo.” Vào mùa xuân, Francisco trở lại – hướng đến văn phòng New York của Mỏ d’Anconia.

Cô không thường xuyên gặp anh trong hai năm tiếp theo. Cô không bao giờ biết anh đã ở đâu, tại thành phố nào hay ở lục địa nào, vào ngày tiếp theo sau khi cô gặp anh. Anh thường đến gặp cô bất chợt – và cô thích điều đó, bởi vì nó khiến anh tiếp nối hiện diện trong cuộc sống của cô, nhưng một tia sáng khuất lấp có thể soi chiếu vào cô bất kì lúc nào.

Khi cô gặp anh ở văn phòng của anh, cô nghĩ đến bàn tay anh khi cô vừa nhìn thấy chúng trên vô lăng của chiếc thuyền máy: cô lái chiếc HI thương nhân của mình với cùng một tốc độ điêu luyện trơn tru, mạo hiểm và đầy tự tin. Nhưng một cú sốc lưu lại trong tâm trí cô: nó không hợp với anh.

Cô thấy anh đứng ở cửa sổ văn phòng của anh, vào một buổi chiều tối, đang ngắm nhìn khung cảnh hoàng hôn mùa đông màu nâu của thành phố. Anh bất động hồi lâu. Gương mặt anh rắn rỏi và căng thẳng; trông nó chứa đựng một cảm xúc khả thi với anh: mỗi nỗi cay đắng, uất ức. Anh nói, “Có thứ gì đó sai trái trên thế giới này. Nó luôn như thế. Một thứ chưa một ai từng gọi tên hoặc lí giải.” Anh không thể nói với cô nó là gì.

Khi cô gặp lại anh, không còn dấu hiệu nào về nó trong thái độ của anh nữa. Vào mùa xuân họ đứng cùng nhau trên tầng thượng của một nhà hàng, chiếc váy lụa của cô phấp phới trong gió va vào dáng người cao lớn của anh trong bộ y phục đen. Họ ngắm nhìn thành phố.

Trong phòng ăn phía sau họ, vang lên tiếng hòa âm của Richard Halley; cái tên Harley không được nhiều người biết đến, nhưng họ đã khám phá ra cái tên đó và mến mộ âm nhạc của ông. Francisco nói, “Chúng ta không nhất thiết phải ngắm nhìn những tòa cao ốc phía xa, phải không? Chúng ta đã vươn cao tới chúng rồi.” Cô mỉm cười và nói, “Em nghĩ chúng ta sẽ vượt qua chúng….em e rằng…chúng ta đang ở trong một thang máy không ngừng tăng tốc, đại loại thế.”

“Chắc rồi. E ngại điều gì? Hãy cứ để nó lao đi. Vì cớ gì mà phải có giới hạn?”

Anh hai mươi ba tuổi khi cha anh qua đời và anh đến Buenos Aires để tiếp quản bất động sản d’Anconia, từ giờ là của anh. Cô đã không gặp anh trong ba năm liền. Lần đầu tiên, anh bất ngờ viết thư cho cô. Anh viết về Mỏ d’Anconia, về thịt trường thế giới, về các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của tập đoàn vận chuyển Taggart. Những lá thư tay ngắn gọn của anh thường được viết vào buổi tối.

Cô không buồn khi vắng anh. Cô, cũng, từng bước tiến tới sự làm chủ vương quốc tương lai của mình. Trong số những nhà lãnh đạo của ngành công nghiệp, cô từng nghe rằng tất cả cần phải cẩn thận với người kết thừa của gia tộc d’Anconia, nếu công ty khai thác mỏ đó đã từng lớn mạnh từ trước đó, nó có thể thôn tính cả thế giới này, qua lời người quản lí của họ hứa hẹn về điều mà nó sẽ trở thành. Cô mỉm cười, không chút ngạc nhiên. Có những lúc cô chợt nhớ anh da diết, chỉ là cô không muốn chờ đợi, không phải đau đớn. Cô phớt lờ nó, trong nhận sự vững tin rằng cả hai người đều đang làm việc tiến một tương lai có thể mang đến cho họ bất cứ điều gì họ muốn, gồm cả việc được ở bên nhau. Rồi những lá thư của anh không đến nữa.

Cô hai mươi bốn tuổi vào mùa xuân năm đó khi điện thoại reo lên trên bàn của cô, trong một văn phòng của tòa nhà Taggart. “Dagny,” cô nhận ra giọng nói khi vừa nghe thấy, “Anh đang ở Wayne Falkland. Hãy đến và ăn tối cùng anh đêm nay. Lúc bảy giờ.” Anh nói điều đó không kèm lời chào, như thể họ chỉ mới xa nhau hôm qua. Bởi vì phải mất một lúc để cô học lại cách thở, cô nhận ra lần đầu tiên giọng nói đó có ý nghĩa đến nhường nào với mình. “Được thôi….Francisco.” cô trả lời. Họ không nên nói về điều gì khác. Cô suy nghĩ, khi đặt ống nghe xuống, rằng sự trở về của anh là điều tự nhiên như sự mong đợi của cô, ngoại trừ việc cô không đoán trước việc cô sẽ chợt gọi tên anh hoặc nhát dao hạnh phúc mà cô cảm thấy khi thốt lên nó.

Khi cô bước vào phòng khách sạn của anh, vào đêm đó, cô chợt ngừng lại.

Anh đứng giữa căn phòng, ngắm nhìn cô – và cô thấy một nụ cười gượng gạo từ từ xuất hiện trên môi anh, như thể anh đã đánh mất khả năng để cười và bất ngờ khi anh nên phục hồi nó. Anh hoài nghi nhìn cô, không tin vào những gì anh đang nhìn hoặc những gì anh cảm thấy. Ánh mắt của anh giống như lời cầu xin, như tiếng thét của một người đàn ông không thể khóc. Khi cô từ cửa vào, anh đã mở lời chào khi xưa, anh đã bắt đầu nói, “Chào-” nhưng anh không thể nói nốt câu. Thay vào đó, một lúc sau, anh nói, “Em thật đẹp, Dagny.” Anh nói điều đó như thể nó làm anh đau.

“Francisco, Em-”

Anh gật đầu, không để cô nói những ngôn từ mà họ chưa từng nói với nhau – mặc dù họ đều biết đối phương đã nói và nghe thấy chúng trong khoảnh khắc đó.

Anh tiến đến, ôm cô vào lòng, hôn môi cô và giữ cô thật lâu. Khi cô nhìn lên mặt anh, anh tự tin mỉm cười, trêu cô. Đó là nụ cười nói với cô rằng anh đang hoàn toàn kiểm soát bản thân anh, cô, mọi thứ và ra lệnh cô quên đi điều mà cô đã thấy ở lúc đầu. “Chào, Slug,” anh nói.

Cảm thấy không chắc chắn về mọi thứ ngoại trừ những câu hỏi mà cô muốn đặt ra, cô mỉm cười và nói, “Chào, Frisco.”

Cô có thể hiểu bất kì sự đổi thay nào, ngoại trừ những điều mà cô đã thấy.

Không có bất kì dấu hiệu sự sống nào trên khuôn mặt anh, không có biểu hiện của niềm vui. Lời cầu xin trong nụ cười đầu tiên của anh không phải là lời cầu xin yếu đuối; anh đã tạo ra một bầu không khí ngập tràn sự kiên quyết đến tàn nhẫn. Anh cư xử nhưng một người đứng thẳng, dưới một sức nặng khó tin. Cô thấy một điều mà cô không dám tin là có thể: rằng có một ranh giới giữa cay đắng trên gương mặt anh và vẻ mặt của người bị tra tấn.

“Dagny, đừng ngạc nhiên về điều gì mà anh làm,” anh nói, “hoặc về điều gì mà anh sẽ làm ở tương lai.”

Đó là lời giải thích duy nhất mà anh trao cho cô, rồi tiếp tục hành động như thể không có điều gì để giải thích.

Cô không cảm thấy gì hơn ngoài một chút lo lắng; cảm thấy sợ hãi về số phận hoặc sự hiện diện của anh là điều không thể. Khi anh bật cười, cô nghĩ mình đã trở về khu rừng ở Hudson: anh chưa từng và sẽ không bao giờ thay đổi.

Bữa tối được dọn ra trong phòng anh. Cô thấy thích thú khi được ngồi đối diện anh bên kia bàn với một bảng giá được đặt trên đá lạnh có ghi những mức giá cao ngất ngưỡng, tại một phòng khách sạn được thiết kế như cung điện Châu Âu.

Wayne-Falkland là khách sạn nổi bật nhất còn sót lại trên các lục địa. Phong cách của nó sang trọng một cách ngạo nghễ, với thảm nhung đỏ, những tấm điêu khắc và ánh nến, vai trò của nó như một sự tương phản đầy chủ ý: không ai có thể trả nổi giá phòng ngoại trừ những người đến New York để kinh doanh, để định cư giao dịch liên quan đến thế giới. Cô nhận thấy kiểu cách của người bồi bàn khi phục vụ bữa tối cho cô tạo ra một sự an đến vị khách đặc biệt này tại khách sạn. Anh đã luôn vô tư lự khi ở nhà. Anh từ lâu đã quen với thực tế rằng anh là Thượng nghị sĩ D’Anconia của Mỏ d’Anconia.

Nhưng cô nghĩ thật lạ khi anh không nói về công việc của mình. Cô đã đoán nó là mối quan tâm duy nhất của anh, thứ đầu tiên anh sẽ chia sẻ với cô. Anh không đề cập đến nó. Thay vào đó anh để cho cô nói, về công việc của cô, quá trình, và cảm nhận của cô về tập đoàn vận chuyển Taggart. Cô nói về nó như cô đã luôn thế, với nhận thức rằng anh là người duy nhất có thể hiểu sự đam mê tận tụy của cô. Anh không bình luận gì, chỉ lắng nghe chăm chú.

Người phục vụ mở đài nhạc buổi tối; họ không chú ý đến nó. Nhưng đột nhiên, một tiếng va chạm lớn làm rung chuyển căn phòng, như một vụ nổ dưới lòng đất làm lắc lư bức tường. Cơn chấn không đến từ mức độ, mà là tính chất của nó. Nó là bản hòa âm của Halley, mới được sáng tác, bản thứ Bốn.

Họ ngồi im lặng, lắng nghe lời tuyên bố của sự nổi loạn – bài ca chiến thắng của những nạn nhân vĩ đại, người sẽ khước từ đón nhận nỗi đau. Francisco lắng nghe, ngắm nhìn thành phố.

Không có sự tiếp nối hoặc báo trước, anh hỏi, với giọng nói liến thoắn lạ kì, “Dagny, em sẽ nói gì nếu anh yêu cầu em hãy bỏ mặc Taggart và cứ để nó lao xuống địa ngục, cũng như nó sẽ như thế một khi anh trai em tiếp quản?”

“Anh sẽ nói gì nếu anh yêu cầu em cân nhắc đến ý tưởng tự tử?” cô giận dữ trả lời.

Anh giữ im lặng.

“Sao anh nói vậy?” cô hắng giọng. “Em không nghĩ anh sẽ đùa về nó. Điều đó không giống anh.”

Mặt anh không biểu lộ chút buồn cười nào. Anh khẽ trả lời, nghiêm nghị, “Phải. Tất nhiên rồi. Anh không nên.”

Cô bắt đầu đặt câu hỏi về công việc của anh. Anh trả lời những câu hỏi; hoàn toàn tự nguyện. Cô nhắc lại với anh về lời phê bình của nhà công nghiệp về triển vọng rực rỡ của Mỏ d’Anconia dưới sự quản lí của anh. “Điều đó là thật,” anh nói, giọng anh vô hồn.

Trong nỗi lo bất chợt, không biết điều gì đã hối thúc cô, cô hỏi, “Francisco, tại sao anh đến New York?”

Anh chậm rãi trả lời, “Để gặp người bạn đã gọi điện cho anh.”

“Kinh doanh?”

Anh nhìn xuyên qua cô, như thể tự trả lời với chính mình, một niềm vui cay đắng mờ nhạt thoáng qua trong nụ cười của anh, nhưng giọng nói của anh mềm mại và buồn bã lạ kì, anh trả lời: “Phải.”

Đã quá nửa đêm khi cô thức dậy trên giường cạnh anh.

Không có tiếng động nào từ đường phố phía dưới. Thời gian như lắng đọng trong sự tĩnh lặng của căn phòng. Được thả lỏng trong niềm hãnh phúc và hoàn toàn kiệt sức, cô uể oải trở mình và nhìn anh. Cô thấy dáng người của anh tương phản với ánh sáng mờ nhạt của bầu trời đêm trên ở cửa sổ. Anh nằm ngửa, nửa lưng nằm trên gối. Anh còn thức, đôi mắt anh vẫn mở. Đôi môi khép chặt của anh như một người đang nằm trong sự cam chịu về một nỗi đau khôn nguôi, hứng chịu và không cố gắng để che giấu nó.

Cô quá bàng hoàng để cựa mình. Anh nhận thấy ánh mắt của cô và quay đầu sang cô.

Anh nhún vai, rồi tung chăn ra, anh nhìn thân thể trần trụi của cô, rồi ngả người hướng đến và vùi mặt vào giữa ngực cô. Anh bám vào vai cô, rồi nấc lên từng cơn. Cô nghĩa thấy những ngôn từ, nghẹn ngào, miệng anh tì vào da cô: “Anh không thể từ bỏ! Anh không thể!”

“Điều gì?” cô thì thầm.

“Em.”

“Tại sao anh lại-”

“Và tất cả.”

“Tại sao anh lại từ bỏ?”

“Dagny! Xin hãy giúp anh đứng vững. Để từ chối. Dẫu ông ấy đã đúng!”

Cô hỏi với giọng nói đều đều, ‘Từ chối điều gì, Francisco?”

Anh không trả lời, mà chỉ tì mặt sát hơn vào cô.

Cô nằm bất động, không nhận thức điều gì ngoài sự chú tâm hàng đầu.

Đầu anh nằm trên ngực cô, tay cô vuốt ve mái tóc anh, một cách vững chãi, cô nằm nhìn lên trần của căn phòng, vào những vòng hoa điêu khắc mờ ảo trong bóng tối, và cô đợi, trong sự tê liệt và kinh hãi.

Anh rên rĩ, “Điều đó là đúng, nhưng nó quá khó để thực hiện! Ôi chúa ơi, nó quá khó!”

Sau một lúc, anh ngẩng đầu. Ngồi dậy. Anh đã ngừng run rẫy.

“Điều đó là gì, Francisco?”

“Anh không thể nói em biết.” Giọng anh bình thản, cởi mở, không cố gắng để che giấu nỗi đau, nhưng nó là một giọng nói . “Em chưa sẵn sàng để nghe về nó.”

“Em muốn giúp anh.”

“Em không thể.”

“Anh đã nói, là giúp anh từ chối.”

“Anh không thể từ chối.”

“Vậy hãy để em san sẻ điều đó với anh.”

Anh lắc đầu.

Anh ngồi nhìn xuống cô, như đang cân đong một câu hỏi. Rồi anh lại lắc đầu, như tự trả lời chính mình.

“Anh không chắc liệu anh có chịu nổi nó hay không,” anh nói, và một âm tiết mới mẻ lạ kì trong giọng nói dịu dàng của anh, “làm sao em có thể?”

Cô chậm rãi nói, bằng nỗ lực, kiềm nén chính mình không hét lên, “Francisco, em cần phải biết.”

“Liệu em sẽ tha thứ cho anh chứ? Anh biết em đã hoảng sợ, và điều đó thật tàn nhẫn. Nhưng liệu em có thể làm điều này vì anh không – liệu em có thể để nó qua đi không, chỉ mặc kệ nó, và đừng hỏi anh gì cả?”

“Em_”

“Đó là tất cả mà em có thể làm cho anh. Được không?”

“Được. Francisco.”

“Đừng lo lắng cho anh. Chỉ là lần này thôi. Điều này sẽ không xảy ra với anh nữa đâu. Nó sẽ trở nên dễ dàng hơn…sau này.”

“Nếu em có thể-”

“Không đâu. Hãy đi ngủ đi, em yêu,”

Đó là lần đầu tiên anh dừng từ đó.

Vào buổi sáng, anh cởi mở đối mặt cô, không né tránh ánh mắt lo âu của cô, nhưng không nói gì về nó. Cô thấy sự thanh thản và cả nỗi khổ trong gương mặt điềm tĩnh của anh, một biểu hiện như nụ cười đau đớn, dẫu anh không mỉm cười. Kỳ lạ thay, điều đó khiến anh trông trẻ hơn. Anh không giống người đang gánh chịu nỗi đau, mà giống như người biến sự tra tấn xứng đáng để gánh vác.

Cô không hỏi anh. Trước khi đi, cô chỉ hỏi, “Khi nào em sẽ được gặp lại anh?”

Anh trả lời, “Anh không biết. Đừng đợi anh, Dagny. Lần tới khi chúng ta gặp nhau, em sẽ không muốn nhìn thấy anh. Anh sẽ có lí do cho những điều anh sẽ làm. Nhưng anh không thể nói cho em lí do và em sẽ đúng khi oán trách anh. Anh không thực hiện một hành động đáng khinh bỉ để yêu cầu em đặt niềm tin ở anh. Em phải sống với nhận thức và phán xét của chính bản thân. Em sẽ oán trách anh. Em sẽ tổn thương. Đừng để nó khiến em tổn thương quá nhiều. Hãy nhớ anh đã nói với em điều này và đó là tất cả những gì mà anh có thể nói với em.”

Cô không nghe gì từ anh hoặc về anh trong suốt một năm. Khi cô bắt đầu nghe những lời ngợi ca và đọc các bài báo, lúc đầu cô không dám tin, khi họ viết về Francisco d’Anconia. Sau một hồi, cô phải tin vào nó.

Cô đọc bài viết về bữa tiệc anh tổ chức trên du thuyền của mình, ở cảng Valparaiso’ những khách mời mặc đồ tắm. và cơn mưa nhân tạo từ sâm panh và những cánh hoa không ngừng rơi suốt đêm.

Cô đọc bài viết về bữa tiệc anh tổ chức ở khu nghỉ mát ở sa mạc Algeria’; anh dựng một gian hàng bằng tường mỏng từ băng đá và tặng tất cả nữ khách mời một khăn choàng lông vũ để mặc trong sự kiện đó, khi họ cởi bỏ áo choàng, rồi cả trang phục dạ hội của họ, tất cả cùng tan chảy trong nhịp độ của những bức tường.

Cô đọc những tài khoản của các dự án thầu anh đảm nhiệm trong một nhiệm kì; những dự án đều thành công đầy ngoạn mục và hủy hoại các đối thủ, anh mê mẫn chúng như môn thể thao ngày thường, dựng lên một cuộc phục kính, rồi vắng bóng khỏi ngành công nghiệp trong một đến hai năm, phó thác Mỏ d’Anconia cho các nhân viên quản lí của mình.

Cô đọc một bài phỏng vấn khi anh nói, “Vì sao tôi nên mong muốn làm ra tiền? Tôi có đủ để cho ba thế hệ con cháu sống sung túc như tôi đang có.”

Cô đã thấy anh một lần, tại một buổi lễ tiếp đón được tổ chức bởi đại sứ New York. Anh cúi đầu chào lịch sự chào cô, anh mỉm cười, và nhìn cô bằng ánh mắt như quá khứ không hề tồn tại. Cô kéo anh sang một bên. Cô chỉ nói, “Francisco, tạo sao?” “Tại sao – gì cơ?” anh hỏi. Cô quay lưng đi. “Tôi đã cảnh báo trước với cô,” anh nói. Cô không cố gắng gặp lại anh nữa.

Cô đã sống sót khỏi điều đó. Cô có thể sống sót khỏi điều đó, bởi vì cô không tin vào nỗi khổ. Cô đối mặt thực tế xấu xí bằng sự phẫn nộ sững sờ của nỗi đau, và phủ nhận sự hệ trọng của nó. Nỗi khổ là một biến cố vô nghĩa, nó không thuộc về cuộc sống như cô từng thấy nó. Cô sẽ không cho phép nỗi đau trở nên quan trọng.  Cô không đặt tên cho sự kháng cự mà cô đã tạo ra, cũng như cảm xúc đến từ sự phản kháng; nhưng những ngôn từ mang chứa đựng xúc cảm tương đồng trong tâm trí cô là: Điều đó không được tính đến – điều đó không phải là thứ để được xem trọng. Cô biết những ngôn từ đã luôn ở đó, dẫu có những lúc không còn lại gì ngoài tiếng thét và cô đã ước mình có thể mất đi ý thức để nó có thể nói với cô rằng những điều không thể là thật chính là sự thật. Không nên xem trọng hóa – một thứ bất di bất dịch trong cô không ngừng vang lên – chúng là nỗi đau và sự xấu xí chưa một lần được xem trọng.

Cô đã chống chọi nó. Và hồi phục. Năm tháng giúp cô vươn tới ngày cô có thể đối mặt với ký ức một cách thờ ơ, rồi một ngày khi cô cảm thấy không nhất thiết phải đối mặt với chúng. Nó đã kết thúc và không còn là điều mà cô bận tâm nữa.

Không có người đàn ông nào khác trong cuộc đời cô. Cô không biết liệu điều này có khiến cô bất hạnh hay không. Cô không có thời gian để biết. Cô thấy một cảm giác trong trẻo, rạng rỡ từ cuộc sống mà cô muốn – trong công việc của mình. Có lần, Francisco từng mang lại cho cô cảm giác tương tự, một cảm giác thuộc về công việc và thế giới của cô. Người mà cô gặp gỡ từ dạo đó giống những người cô từng gặp ở đêm dạ tiệc đầu tiên.

Cô đã chiến thắng trận chiến chống lại ký ức của mình. Nhưng một hình thức của nỗi khổ vẫn tồn tại, bỏ mặc theo năm tháng, một nỗi khổ mang tên “tại sao?”

Dẫu anh đã trải qua bi kịch gì, tại sao Francisco đã dùng cách xấu xí nhất để trốn thoát, kiểu tránh né giống như một kẻ nghiện rượu rẻ tiền? Cậu bé mà cô biết không thể trở thành một kẻ hèn nhát vô dụng. Một đầu óc siêu phàm không thể sáng chế ra kiểu phòng dạ tiệc băng tan. Và anh đã làm điều đó, và không có sự giải thích nào có thể lí giải và có thể giúp cô quên anh trong yên bình. Cô không thể nghi ngờ về thực tế của thứ mà anh đã trở; và nó là lí do khiến mọi thứ trở nên bất khả thi. Đôi khi, cô gần như ngơ nghì lí trí của chính mình hay sự tồn tại của những lí trí ở bất kì nơi nào; nhưng đây là sự nghi ngờ mà cô không cho phép một ai. Không có một sự giải thích, lí do hay manh mối nào cho bất kì minh chứng nào – và ngày mỗi ngày trong suốt mười năm cô không thể tìm thấy gợi ý nào về câu trả lời.

No, cô nghĩ – khi cô bước đi trong hoàng hôn xám, băng qua ô cửa của những cửa hiệu bị bỏ hoang, đến khách sạn Wayne-Falkland – không, sẽ không có câu trả lời nào đâu. Cô sẽ không thể tìm ra. Điều đó không còn quan trọng nữa.

Dư âm của bạo lực, cảm xúc dâng trào khẽ rung lên trong cô, không dành cho người mà cô sắp sửa gặp mặt; mà là tiếng khóc phản đối một kẻ tàn độc – chống lại sự tàn phá những thứ cao cả.

Giữa làn ranh của những tòa nhà, cô thấy tòa tháp Wayne Falkland. Cô thoạt rùng mình, trong phổi và chân cô, khiến cô ngừng lại ngây tức thì. Rồi cô bước đi đều từng bước một.

Khi cô băng qua hành lang đá cẩm thạch, thang máy, rồi đến những hành lang rộng, yên tĩnh, được trải thảm nhung của Wayne Falkland, cô không cảm thấy gì ngoài một cơn giận dữ lạnh lẽo tăng dần theo từng bước chân.

Cô nhận thấy rõ cơn giận dữ đó khi cô gõ cửa. Cô nghe thấy giọng anh, trả lời, “Mời vào.” Cô giật cửa và bước vào trong.

Francisco Domingo Carlos Andres Sebastian d’Anconia ngồi trên nền nhà, chơi trò bắn bi.

Không một ai từng thắc mắc rằng trông Francisco d’Anconia có ưa nhìn hay không; điều đó dường như không liên quan; khi anh bước vào một căn phòng, để mắt tới người khác là điều bất khả thi. Dáng người cao, mảnh khảnh của anh mang một bầu không khí khác biệt, quá độc đáo để trở nên hiện đại, và anh di chuyển như thể anh có tấm áo choàng đây phất phơ trong gió. Người ta thường lí giải anh bằng cách nói về sức sống của một loại động vật khỏe mạnh, nhưng họ âm thầm hiểu rằng điều đó là chưa đúng. Anh có sức sống của một người khỏe mạnh, một thực thể quý hiếm đến nổi không ai có thể nhận biết. Anh có quyền lực của sự vững chắc.

Không ai mô tả ngoại hình của anh như người Latin, nhưng từ ngữ đó đã được áp dụng lên anh, không phải trong sự hiện diện của anh, mà ở trong ý nghĩa nguyên thủy của nó, không liên quan gì đến Tây Ban Nha, mà liên quan đến Rome cổ đại. Cơ thể của anh dường như được tạo hình như một phong cách thống nhất, một phong cách được tạc từ sực hốc hác, của da thịt căng cứng, đôi chân dài và chuyển động linh hoạt. Sự đặc thù của anh giống như một đài điêu khắc chuẩn xác. Mái tóc anh đen và thẳng, được vuốt ra sau. Làn da rám nắng của anh làm cho đôi mắt trở nên hút hồn hơn: chúng thuần khiết, xanh thẳm. Khuôn mặt anh lộ rõ, những biểu cảm đột ngột thay đổi theo từng cảm xúc của anh, như thể anh không có gì để giấu diếm. Đôi mắt xanh vẫn bất động và không hề biến sắc, không bao giờ cho biết anh đang nghĩ điều gì.

Anh ngồi trên nền nhà trong phòng tranh của mình, trong bộ đồ ngủ làm từ lụa đen. Những viên bi rải rác khắp tấm thảm xung quanh anh được làm từ bán thạch quý giá từ quê hương anh: đá carnelian và đá pha lê. Anh không đứng dậy khi Dagny bước vào. Anh ngồi ngước nhìn lên cô, và viên đã pha lê rơi xuống như giọt nước mắt khỏi tay anh. Anh mỉm cười, một nụ cười không hề thay đổi, cao ngạo, rạng rỡ như thời thơ ấu của anh.

“Chào, Slug!”

Cô nghe thấy chính mình trả lời, và không thể không tỏ rõ niềm vui: “Chào, Frisco!”

Cô ngắm nhìn gương mặt anh; đó là một gương mặt thân quen. Nó không mang dấu vết gì về những kiểu đời anh đã đi qua, cũng như những gì cô đã chứng kiến vào đêm cuối họ ở cùng nhau. Không có biểu hiện của bi kịch, không đắng cay, không đăm chiêu – chỉ có sự mỉa mai sắc bén, trưởng thành và đầy căng thẳng, vẻ mặt của sự vui thú khó đoán đầy nguy hiểm, và một tâm hồn ngập tràn thanh thản trong sạch.

Đôi mắt anh chăm chú quan sát cô: chiếc áo khoác rũ xuống, để lộ một bên vai của cô, và cơ thể mảnh khảnh của cô trong bộ đồ xám trông giống như bộ y phục.

“Nếu em đến đây ăn mặc như thế chỉ để anh nhận ra em xin đến nhường nào,” anh nói, “thì em đã tính toán sai rồi, Em rất xinh. Anh ước anh có thể nói với em rằng nhẹ nhõm làm sao khi có thể thấy một sự gương mặt thông minh như thế dẫu đó là một phụ nữ. Nhưng em không muốn nghe điều đó. Đó không phải là lí do mà em đến đây.”

Nhũng lời lẽ đều không hợp lẽ đối trong nhiều phương diện, nhưng nó đã được cất lên một cách trong trẻo đến nổi chúng đã mang cô trở về thực tại, về với cơn giận dữ và lí do sự viếng thăm của cô. Cô vẫn đứng yên, nhìn xuống anh, khuôn mặt cô trống rỗng, dẫu nội lúc của câu nói đó xúc phạm cô. Cô nói, “Em đến đây để hỏi anh một câu.”

“Vậy hãy hỏi đi.”

“Khi anh nói với các phóng viên rằng anh đến New York để chứng kiến trò hề, thì ý anh là trò hề nào?”

Anh cười vang, như người tìm thấy niềm vui hiếm có và tận hưởng sự bất ngờ.

“Đó là lí do mà anh thích ở em, Dagny. Hiện tại, có bảy triệu người ở thành phố New York. Trong số bảy triệu người đó, em là người duy nhất trong số đó có thể nhận ra là anh không hề ám chỉ đến vụ bê bối ly hôn.”

“Anh đã ám chỉ điều gì?”

“Điều gì khác mà em liên tưởng đến?”

“Thảm kịch San Sebastián.”

“Nó thú vị hơn là vụ bê bối ly hôn phải vậy không?”

Cô nghiêm nghị nói, với giọng điệu nhẫn nại của một công tố viên, “Anh đã làm điều đó một cách tỉnh táo, nhẫn tâm và hoàn toàn chủ ý.”

“Em có nghĩ là sẽ tốt hơn nếu em cởi áo khoác và ngồi xuống?”

Cô biết cô đã mắc sai lầm khi đã quá kịch liệt.

Cô lạnh lùng quay người, cởi bỏ áo khoác và ném nó sang một bên. Anh không đứng dậy để giúp cô. Cô ngồi xuống một ghế tựa. Anh vẫn ngồi trên nền nhà, ở xa, nhưng giống như anh đang ngồi ngay dưới chân cô.

“Anh đã hoàn toàn chủ ý thực hiện điều gì?” anh hỏi.

“Toàn bộ vụ lừa đảo ở San Sebastián.”

“Toàn bộ của ý của anh là gì?”

“Đó là điều mà em muốn biết.”

Anh cười thầm, như thể cô vừa yêu cầu anh giải thích một loại khoa học phức tạo đòi hỏi quá trình học hỏi của một đời.

“Anh biết những mỏ quặng ở San Sebastián là thứ vô giá trị,” cô nói. Anh biết ngay từ lúc anh bắt đầu toàn bộ công cuộc kinh doanh tồi tệ.”

“Vậy vì sao anh bắt đầu nó?”

“Đừng bắt đầu nói với em là anh không thu lại được gì cả. Em biết điều đó. Em biết anh đã mất năm mươi triệu đô la của chính mình. Và điều đó có mục đích.”

“Em có nghĩ ra động cơ nào đã thôi thúc anh làm điều đó không?”

“Không. Điều đó nằm ngoài nhận thức.”

“Phải vậy không? Em đã cho rằng anh là người có đầu óc tuyệt vời, một kiến thức giàu có và khả năng sản xuất dồi dào, vì vậy bất kì điều gì do anh đảm nhận nhất thiết sẽ thành công. Và em cho rằng anh không hề có mong muốn giúp đỡ người dân đất nước Mexico. Đó là điều nằm ngoài nhận thức, phải vậy không?”

“Anh đã biết, trước khi anh mua mảnh đất đó, rằng Mexico đã luôn nằm trong tay một chính phủ của những kẻ cắp. Anh không cần phải bắt tay vào việc khai thác cho họ.”

“Không, anh không phải làm thế.”

“Anh không nói em biết một chút quái quỷ gì về chính phủ Mexico đó, bằng bất kì cách nào, bởi vì -”

“Em đã sai về điều đó.”

“-bởi vì anh biết sớm muộn gì họ cũng sẽ chiếm lấy những mỏ quặng đó. Những gì mà anh theo đuổi chính là nhữn cổ đông người Mỹ của mình.”

“Đúng vậy.” Anh nhìn thẳng vào cô, anh không cười, khuôn mặt anh da diết. Anh nói thêm, “Đó là một phần của sự thật.”

“Phần còn lại là gì?”

“Đó không phải tất cả những gì anh theo đuổi.”

“Còn điều gì khác?”

“Điều đó là dành cho em để tự hiểu ra.”

“Em đến đây bởi vì em muốn anh biết rằng em đang bắt đầu hiểu mục đích của anh.”

Anh cười. “Nếu em đã, thì em đã không đến đây.”

“Sự thật là vậy. Em không hiểu là có lẽ sẽ không bao giờ. Em chỉ đơn thuần bắt đầu nhận ra một phần của nó.”

“Phần nào?”

“Anh đã cạn kiệt tất cả kiểu cách suy đồi và tìm kiếm một sự chấn động mới bằng cách lừa gạt những người như Jim và bè bạn của anh ấy, để xem họ quằn quại. Em không hiểu kiểu suy đồi gì có thể khiến con người ta thích thú điều đó, nhưng đó là lí do mà anh đến New York để chứng kiến, vào đúng thời điểm.”

“Họ chắc chắn đã mang lại một cảnh tượng quằn quại trên một quy mô tâm cỡ. Đặc biệt là anh trai James của em.”

“Họ là những kẻ ngu ngốc thối nát, nhưng xét trường hợp này tội ác của họ chính là đã tin vào anh. Họ đặt lòng tin vào tên tuổi và danh dự của anh.”

Một lần nữa, cô nhìn thấy ánh mắt da diết và đoan chắc đó là sự thật khi anh nói, “Phải. Họ đã. Anh biết điều đó.”

“Và anh có thấy nó thú vị không?”

“Không. Anh không thấy nó thú vị chút nào cả.”

Anh tiếp tục chơi với những viên bi, một cách lơ đễnh, thờ ơ, búng hết viên này đến viên khác. Cô chợt nhận ra sự ước chừng chuẩn xác của anh, kĩ năng của bàn tay anh. Anh chỉ đơn thuần búng tay và đưa viên đá lao qua thảm rồi va vào viên bi khác. Cô nghĩ về tuổi thơ của anh và về những lời tiên đoán về bất kì điều gì mà anh làm đều được thực hiện một cách hời hợt.

“Không,” anh nói, “Anh không thấy nó thú vị. Anh trai James của em và bè bạn của ông ta không biết gì về ngành công nghiệp khai thác mỏ. Họ không biết gì về kiếm tiền. Họ không nghĩ việc học tập là điều cần thiết. Họ cho rằng kiến thức là là thứ thừa thãi và phát xét là điều thiết yếu. Họ nhận thức rằng anh sống trong một thế giới và anh đã biến nó thành một vinh dự của chính mình để nhận biết. Họ nghĩ họ có thể tin vào danh dự của anh. Ai sẽ không bội tín lại lòng tin của loại người như thế, liệu ai chứ?”

“Rồi anh phản bội lại lòng tin đó một cách chủ ý?”

“Điều đó em tự quyết định. Chính là em đã nói đến lòng tin của họ và danh dự của anh. Anh không nghĩ về câu nói như thế nữa….” Anh nhún vai, nói thêm, “Anh không quan tâm cái quái gì về anh trai James của em và bè bạn của anh ta. Lí thuyết của anh ta không có gì mới, nó đã hoạt động tốt suốt nhiều thập kỉ. Nhưng nó không phải là lá chắn khỏi những trò lừa gạt. Chỉ là có một điểm mà họ đã xem xét quá nhiều. Họ nghĩ đèo cưỡi trên đầu óc anh là điều an toàn, bởi vì họ cho rằng mục tiêu của cuộc hành trình của anh là sự giàu có. Những tính toán của họ đều dựa trên nền tảng rằng anh muốn kiếm tiền. Nhưng nếu anh không muốn thế thì sao?”

“Nếu anh không muốn thế,  thì anh muốn điều gì?”

“Họ không bao giờ hỏi anh như vậy. Không phải để hỏi về mục đích mà anh hướng đến, động cơ hay mong muốn là sự thiết yếu trong giả thuyết của họ.”

“Nếu anh không muốn kiếm tiền, thì động cơ khả thi nào mà anh có thể có?”

“Bất kì con số nào. Chẳng hạn như, để dùng nó.”

“Để dùng tiền vào một khoản đầu tư chắc sẽ thất bại?”

“Làm cách nào em đoán chắc được những mỏ quặng đó là thứ chắc chắn sẽ thất bại?”

“Làm cách nào mà không thể không biết về điều đó?”

“Khá đơn giản. Bằng cách không suy nghĩ gì về nó.”

“Anh tiến hành dự án đó bằng cách không suy nghĩ gì về nó?”

“Không, không hẳn. Nhưng giả sử anh trượt ngã thì sao? Anh chỉ là con người. Anh mắc sai lầm. Anh thất bại. Anh làm nó không tốt.”

Anh búng tay; một viên bi cẩm thạch lao đi, lấp lánh, băng qua nền nhà và đập mạnh vào một viên màu nâu ở phía cuối căn phòng.

“Em không tin vào điều đó,” cô nói.

“Không? Nhưng không phải là anh lúc này có thể được công nhận là con người sao?” Liệu anh có nên trả tiền cho sai lầm của tất cả mọi người và không bao giờ cho phép bản thân mắc sai lầm nào không?”

“Điều đó không giống anh.”

“Không?” anh duỗi toàn thân xuống sàn, một cách thư thái và lười biếng.

“Liệu em muốn anh chú ý rằng nếu em nghĩ anh cố ý làm điều đó, thì em vẫn tán dương anh vì đã có mục đích? Em vẫn không thể chấp nhận xem anh như một kẻ ăn mày sao?”

Cô nhắm nghiền mắt. Cô nghe tiếng anh cười; đó là âm thanh vui vẻ nhất trên thế giới. Cô vội mở mắt; nhưng không có dã tâm trong đôi mắt anh, chỉ là một tiếng cười trong trẻo.

“Động cơ của anh sao, Dagny? Em không nghĩ rằng nó là cái đơn giản nhất trong những – sự thúc đẩy của thời điểm này sao?”

Không, cô nghĩ, không, điều đó không đúng; không đúng trong cách anh cười, không đúng trong ánh mắt của anh. Khả năng của niềm vui không hề che đậy, cô nghĩ, không thuộc về một kẻ ngốc vô trách nhiệm; một sự bình an bất khả xâu phạm về tinh thần không phải là thành tựu sau một biến cố; để có thể cười như thế chỉ có thể là kết quả của một tư duy sâu sắc, trang trọng nhất.

Cô mơ màng nhìn vào dáng người đang duỗi trên nền thảm dưới chân cô, cô thấy những kí ức mà nó gợi lên trong cô: bộ đồ ngủ màu đen trải dọc theo đường nét cơ thể anh, cổ áo không cài để lộ làn da trẻ trung, căn tràn, rám nắng – và cô nghĩ về dáng người mặc quần đen và áo sơ mi nằm cạnh cô trên thảm cỏ lúc lúc mặt trời mọc. Rồi cô cảm thấy niềm kiêu hãnh, niềm kiêu hãnh cho thấy cô sở hữu cơ thể của anh; cô vẫn cảm nhận được nó. Cô chợt nhận ra rõ ràng, những cử chỉ vượt lên trên cả sự thân mật giữa họ; những kí ức lẽ ra giờ đây lẽ ra sẽ mạo phạm đến cô, nhưng nó đã không. Nó vẫn là niềm kiêu hãnh, không chứa đựng hối tiếc hoặc hy vọng, một cảm xúc không có sức mạnh để vươn đến cô và cô không có sức mạnh để phá hủy.

Ngoài suy tính, bởi một sự liên tưởng đến cảm giác làm cô kinh ngạc, cô nghĩ đến thứ gần đây đã mang đến cho cô cảm giác vui sướng tột cùng như từ anh.

“Francisco,” cô nghe chính mình dịu dàng nói, “chúng ta đều yêu thích âm nhạc của Richard Halley….”

“Anh vẫn còn yêu thích nó.”

“Anh đã bao giờ gặp ông ấy chưa?”

“Gì. Tại sao?”

“Anh có tình cờ biết được liệu ông ấy đã viết bản hòa âm thứ Năm chưa?”

Anh hoàn toàn bất động. Cô đã nghĩ anh sẽ sốc; nhưng không. Nhưng cô không thể đoán ra lí do sau những gì cô đã nói, thì thứ này đã chạm đến anh. Nó chỉ xảy ra trong tích tắc; rồi anh đều đặn nói, “Điều gì khiến em nghĩ là ông ấy đã?”

“Nếu vậy thì, liệu ông ấy đã viết không?”

“Em biết là chỉ có bốn bản hợp âm của Halley.”

“Phải. Nhưng em băn khoăn liệu ông ấy có viết bản nào nữa không.”

“Ông ấy đã ngừng sáng tác rồi.”

“Em biết.”

“Vậy điều gì đã khiến em hỏi như thế?”

“Chỉ là một suy nghĩ vu vơ thôi. Giờ ông ấy đang làm gì? Ông ấy đang ở đâu?”

“Anh không biết. Anh không thấy ông ấy từ lâu rồi. Điều gì khiến em nghĩ rằng có bản hợp âm thứ Năm?”

“Em không nói là có. Em chỉ đơn thuần băn khoăn về nó.”

“Tại sao em nghĩ đến Richard Halley vào lúc này?”

“Bởi vì” – cô nhận thấy sự tự chủ của cô đang rạn nứt từng chút một – “bởi vì em không thể không nghĩ đến âm nhạc của Richard Halley thay vì… quý cô Gilbert Vail.”

Anh bật cười nhẹ nhõm. “Ồ, chuyện đó sao?…Nếu em đã tình cờ theo dõi quan hệ công chúng của anh, em có nhận ra một điểm khác biệt buồn cười trong câu chuyện của quý cô Gilbert Vail không?”

“Em không đọc bài viết.”

“Em nên. Cô ấy đưa ra một mô tả hết sức đẹp đẽ về đêm giao thừa năm ngoái, khi bọn anh ở cùng nhau tại biệt thự của anh tại Andes. Ánh trăng ở đỉnh núi và những bông hoa đỏ hau háu lửng lơ thành chuỗi trên ô cửa mở toang. Em có nhận thấy gì sai trong bức tranh không?”

Cô khẽ hỏi, “Chính em là người nên hỏi anh điều đó, nhưng em sẽ không hỏi.”

“Ồ, anh không thấy điều gì sai cả – ngoại trừ đêm giao thừa năm ngoái anh đã ở El Paso, Texas, chủ trì khánh thành tuyến đường San Sebastián của tập đoàn vận chuyển Taggart, và em chắc còn nhớ, dẫn em đã không đến dự dịp đó. Anh có ảnh chụp có tay anh khoác lên vai anh trai James của em và cả thượng nghị sĩ Orren Boyle.”

Cô thốt lên, nhớ ra điều này là thật, cũng nhớ rằng cô đã thấy bài báo về câu chuyện quý cô Vail.

“Francisco, sao cơ…như vậy nghĩa là sao?”

Anh cười thầm. “Em hãy tự kết luận….Dagny” – khuôn mặt anh nghiêm túc – “tại sao em lại nghĩ về bản hợp âm thứ Năm của Richard Halley?”

Tại sao không phải là một bản giao hưởng mới hay một vở Opera? Tại sao lại là một bản hợp âm?”

“Tạo sao điều đó khiến anh bận tâm?”

“Nó không.” Anh dịu dàng nói, “Anh vẫn còn yêu thích âm nhạc của ông ấy, Dagny.” Rồi anh lại thanh thoắt nói. “Nhưng nó thuộc về thời đại khác. Thời đại của chúng ta mang lại mỗi kiểu tiêu khiển khác nhau.”

Anh nằm ngửa và khoanh tay dưới đầu mình, nhìn lên như đang xe một phân cảnh của một bộ phim hài trên trần nhà.

“Dagny, em có thích cảnh tượng về hành vi của người dân đất nước Mexico trước Mỏ San Sebastián không? Em có đọc các bài phát biểu của chính phủ và các bài xã luận trên báo chưa? Họ nói anh là một kẻ bịp bợm vô đạo đức đã lừa gạt họ. Họ đã mong đợi việc chiếm đoạt các mỏ quặng thành công mĩ mãn. Anh không có quyền khiến họ thất vọng như thế. Em đã đọc về vị quan chức thấp bé xập xệ muốn kiện anh chưa?”

Anh bật cười, lưng duỗi thẳng; cánh tay anh vươn sang hai bên thảm, tạo thành hình thập tự bằng cơ thể mình; trông anh vô tư, thả lỏng và trẻ trung.

“Điều đó là xứng đáng dù cho anh phải đánh đổi điều gì. Anh không đủ khả năng để mua được sân khấu đó. Nếu anh đã chủ ý dàn dựng nó, anh chắc đã đánh bại kỷ lục của hoàng đế Nero. Điều gi khác biệt giữa việc thiêu rụi một đất nước và việc mở nắp địa ngục và để mọi người được thấy nó?”

Anh ngồi dậy, nhặt một vài viên bi và lắc chúng trong lòng bàn tay; chúng vang lên ti tác, những âm thanh của loại cẩm thạch tốt. Cô chợt nhận ra việc chơi đùa với những viên bi là một ảnh hưởng chủ đích một phần trong anh; nó là một hành vi không ngừng nghỉ; anh không thể bất động quá lâu.

“Chính phủ nhà nước nhân dân Mexico đã ban hành một tuyên bố,” anh nói, “họ yêu cầu người dân kiên nhẫn và chịu đựng với khó khăn chỉ thêm một chút nữa thôi. Dường như gia tài khoáng sản đồng ở San Sebastián là một phần kế hoạch của hội đồng kế hoạch trung ương. Nó đã nâng cao mức sống của mọi người và cung cấp thịt lợn nướng mỗi chủ nhật cho đàn ông, phụ nữ, trẻ nhỏ và sự phá thai ở nhà nước nhân dân Mexico. Giờ đây các nhà quy hoạch đang yêu cầu người dân không đỗ lỗi cho chính phủ, mà đổ lỗi lên sự suy đồi của người giàu, bởi vì hóa ra anh chỉ là một kẻ ăn chơi vô trách nhiệm, thay vì là một nhà tư bản tham lam như chính mình mong đợi. Làm sao họ biết được, họ đặt ra câu hỏi, rằng anh sẽ phụ lòng họ? Vậy thì, cũng đúng thôi. Làm cách nào mà họ biết được điều đó?”

Anh nhận thấy cách anh đung đưa các viên bi trong lòng bàn tay. Anh không nhận thức về nó, anh đang nhìn về một nơi xa xăm, nhưng cô nhận ra thao tác đó mang lại sự nhẹ nhõm trong anh, có thể như một sự tương phản. Những đầu ngón tay di chuyển chậm rãi, cảm nhận bề mặt của những viên đá với sự vuốt ve đầy thích thú. Thay vì cảm thấy thực thô kệch từ nó, cô cảm thấy nó hấp dẫn lạ lùng như thể, cô chợt nghĩ, nếu sự vuốt ve không hoàn toàn thuộc về thể chất, mà đến từ sự phân biệt tốt đẹp thuộc về tinh thần.

“Và đó không phải là tất cả những điều mà họ không biết,” anh nói. “Họ tham dự để học hỏi thêm. Có khu nhà ở cho công nhân của San Sebastián. Nó có giá tám triệu đô la. Những ngôi nhà dựng từ khung thép, với hệ thống ống nước, điện và máy làm lạnh. Còn có trường học, nhà thờ, bệnh viện và một rạp chiếu phim. Một khu nhà được xây lên cho những người trong hang bằng gỗ dũa và lon phế thải. Phần thưởng của anh khi xây dựng nó là đặc quyền được đào tẩu nguyên vẹn, một sự nhượng bộ đặc biệt vì anh không phải là dân bản xứ của nhà nước nhân dân Mexico. Khu nhà ở đó cũng là một phần trong kế hoạch của họ. Một mô hình kiểu mẫu của nhà ở tiên tiến. Và, những ngôi nhà khung thép đó chủ yếu được làm bằng bìa cứng, và được phủ shellac giả khá ổn. Chúng sẽ không trụ nổi thêm một năm nữa. Hệ thống ống nước – thì phần lớn là trang thiết bị khai thác – được mua từ các đại lí có nguồn cung từ các bãi rác ở Buenos Aires và Rio de Janeiro. Anh ước chừng hệ thống ống nước đó có thể trụ được năm tháng nữa, và hệ thống điện khoảng sáu tháng. Một tuyến đường tuyệt vời được bọn anh dựng lên dài bốn ngàn dặm làm từ đá sẽ không thể trụ nổi vài mùa đông: chúng là xi măng rẻ tiền không móng, và giằng ở những ngã rẽ khúc khuỷu chỉ là những tấm gỗ sơn. Đang đợi chờ một vụ sạt lở đất đá ra trò. Nhà thờ, anh nghĩ, sẽ mãi còn ở đó. Họ sẽ cần nó.”

“Francisco,” cô thều thào, “anh cố tình làm điều đó à?”

Anh ngẩng đầu; cô bắt đầu nhìn thấy khuôn mặt anh khoác lên sự mệt mỏi vô hạn. “Dẫu cho anh có cố tình làm điều đó hay không,” anh nói, “hoặc dẫu anh phó mặc, hoặc bằng sự ngu ngốc, thì liệu em có hiểu rằng điều đó sẽ không tạo nên sự khác biệt? Yếu tố tương tự đã bị thiếu.”

Cô run rẫy. Chống lại mọi quyết định và sự kiểm soát, cô khóc thét, “Francisco! Nếu anh nhìn thấy điều đang diễn ra trên thế giới, nếu anh hiểu tất cả những gì anh vừa nói, anh không thể cười vào chúng được! Anh, trong số tất cả, anh nên chiến đấu lại họ!”

“Lại ai?”

“Những kẻ cướp bóc, và những kẻ biến việc cướp bóc trên thế giới xảy ra. Nhũng nhà quy hoạch ở Mexico và những kẻ như chúng.”

Nụ cười của anh sắc cạnh và đầy nguy hiểm. “Không, em yêu. Chính em là người phải chiến đấu.”

Cô ngây người nhìn anh. “Anh đang cố nói điều gì vậy?”

“Anh đang nói rằng những khu nhà của công nhân của San Sebastián trị giá tám triệu đô la,” anh trả lời, chậm rãi nhấn giọng, giọng anh đanh đanh. “Cái giá để trả cho những ngôi nhà làm bằng bìa cứng là giá có thể mua khung thép. Cũng như chi phí cho mỗi thứ. Những khoản tiền đó đến tay những người trở nên giàu có bằng phương thức đó. Những người như thế sẽ giàu có không lâu. Những món tiền sẽ đi đến những dòng luân chuyển, không đến tay những người mang lại hiệu suất cao nhất, mà là những kẻ tham nhũng nhất. Theo tiêu chuẩn của thời đại chúng ta, người nào cho đi ít nhất là người chiến thắng. Những món tiền đó sẽ biến mất vào những dự án như mỏ đồng San Sebastián,” Đó có phải là thứ mà anh đang theo đuổi không?” “Phải.” “Đó có phải là thứ anh thấy thú vị không?” “Có.” “Em đang nghĩ đến tên của anh,” cô nói, khi những phần còn lại của cô đang than khóc với cô rằng những lời oán trách là vô ích. “Truyền thống của gia đình anh là luôn để lại gia tài thừa kế lớn hơn người thừa kế trước đó.”

“Ồ phải, tổ tiên của anh từng có một khả năng xuất chúng để làm đúng việc vào đúng thời – và đầu tư vào đúng chỗ. Dĩ nhiên rồi, ‘đầu tư’ là một thuật ngữ tương đối. Nó tùy thuộc vào điều em mong muốn đạt được. Ví dụ, hãy nhìn vào San Sebastián. Nó tiêu tốn của anh người lăm triệu đô la, nhưng mười lăm triệu này xóa sạch bốn mươi triệu của cải của tập đoàn vận chuyển Taggart ba mươi triệu tài sản thuộc về các cổ đông như James Taggart và Orren Boyle, và hàng trăm triệu sẽ mất trong hậu quả thứ cấp. Đó không phải là một khoản lợi tức tồi cho một khoản đầu tư, phải không, Dagny?”

Cô ngồi thẳng. “Anh có nhận ra điều mình bản thân đang nói không?

“Ồ, hoàn toàn! Liệu anh có cần phải nêu rõ từng cái và gọi tên từng hậu quả mà em sắp sửa oán trách anh không? Đầu tiên, anh không nghĩ rằng tập đoàn vận chuyển Taggart sẽ phục hồi được tổn thất từ tuyến San Sebastián phi lý đó. Thứ hai, dự án San Sebastián đã giúp anh trai em hủy hoại hãng vận chuyển Phoenix-Durango, và cũng là hãng vận chuyển tốt nhất còn sót lại trên thế giới.”

“Anh nhận ra điều đó sao?”

“Và còn một khoản hời nữa.”

“Liệu anh” – cô không biết tại sao cô buộc phải nói lên điều này, ngoại trừ kí ức về khuôn mặt trong bóng tối, đôi mắt đầy bạo lực như đang nhìn chằm chằm vào cô – “anh có biết Ellis Wyatt không?”

“Hiển nhiên.”

“Anh có biết điều này ảnh hưởng như thế nào đến anh ta không?”

“Có. Anh ta sẽ là người bị xóa sổ tiếp theo.”

“Liệu anh có…thấy điều đó…thú vị không?”

“Thú vị hơn nhiều so với việc hủy hoại những nhà quy hoạch ở Mexico.”

Cô đứng dậy. Cô đã gọi anh là đồ suy đồi trong suốt nhiều năm; cô đã e sợ điều đó, cô đã nghĩ về điều đó, cô đã cố quên đi điều đó và không bao giờ nghĩ về nó nữa; nhưng cô không bao giờ nhận ra sự suy đồi đó tồi tệ đến mức nào.

Cô không nhìn anh; cô không biết cô có nói nó to và rõ ràng không, khi trích lại những ngôn từ của quá khứ:”…ai sẽ mang lại vinh dự lớn hon, em – đến Nat Taggart, hay là anh – đến Sebastián d’Anconia…”

“Nhưng em không nhận ra là anh đã đặt tên những mỏ đã đó để làm vinh dụ tổ tiên vĩ đại của anh sao? Anh nghĩ đó là một sự cống hiến mà ông ấy thích.”

Phải mất một lúc để cô phục hồi thị lực; cô chưa bao giờ biết ý nghĩa của sự báng bổ hoặc người ta sẽ cảm thấy như thế nào trước nó; giờ thì cô đã biết.

Anh vươn người và đứng lên một cách lịch sự, mỉm cười về phía cô, nó là một nụ cười lạnh lùng, vô cảm và vô tâm.

Cô run lên, nhưng điều đó không quan trọng. Cô không quan tâm đến điều anh đã thấy đã phỏng đoán hay cười nhạo.

“Em đến đây bởi vì anh muốn biết lí do cho những gì mà đã làm với đời mình,” cô nói không ngữ điệu, không giận dữ.

“Anh đã nói với em lí do,” anh nghiêm túc trả lời, “nhưng em không muốn tin vào nó.”

“Em vẫn luôn xem anh như anh đã luôn là. Em không thể quên điều đó. Và anh nên trở thành chính mình – một thứ không thuộc về một vũ trụ của lí trí.”

“Không sao? Và thế giới trong đôi mắt của em, có như vậy không?”

“Anh không phải là người sẽ gục ngã trước bất kì thế giới nào.”

“Đúng vậy.”

“Vậy thì- tại sao?”

Anh nhún vai. “Ai là John Galt?”

“Ôi, đừng sử dụng thứ ngôn ngữ nông cạn đó!”

Anh đưa mắt nhìn cô. Anh khẽ nhếch môi cười, nhưng đôi mắt không biến sắc, da diết và, trong chốc lát, lóe lên sự lo sợ.

“Tại sao?” cô lặp lại.

Anh trả lời, cũng như anh đã trả lời vào cái đêm, tai khách sạn, mười năm trước, “Em chưa sẵn sàng để nghe về nó.”

Anh không theo cô ra cửa. Cô phải tự xoay năm tay cửa khi cô quay lưng – và ngừng lại. Anh đứng phía bên kia căn phòng, nhìn cô, đó là một ánh mắt trực diện vào cả người cô; cô biết ý nghĩa của nó và nó khiến cô trở nên bất động. “Anh vẫn còn muốn ngủ cùng em,” amh nói. “Nhưng anh không đủ hạnh phúc để làm điều đó.”

“Không đủ hạnh phúc?” cô lặp lại trong sự sững sờ.

Anh bật cười. “Liệu có đúng không khi đó là điều mà em sẽ trả lời?” Anh đợi, nhưng cô vẫn giữ yên lặng. “Em cũng muốn điều đó, phải không?”

Cô sắp sửa trả lời là “Không,” nhưng cô nhận ra sự thật còn tệ hơn thế. “Phải,” cô lạnh lùng trả lời, “nhưng điều đó không quan trọng với em dù em có muốn nó.”

Anh mỉm cười, với sự đánh giá cao, khi nhận ra sức mạnh mà cô cần có để nói lên điều đó.

Nhưng anh không cười khi anh nói, lúc cô mở cửa và ra về, “Em có rất nhiều sự can đảm, Dagny. Một ngày nào đó, em sẽ có đủ điều đó.”

“Đủ điều gì? Lòng can đảm?”

Nhưng anh không đáp lời.

Bình luận về bài viết này