Phần I – Chương 1: BỐI CẢNH

“Ai là John Galt?”

Ánh nắng tắt dần, Eddie Willers không nhận diện được mặt của người vô gia cư. Người vô gia cư cất lời đơn giản, không tỏ thái độ. Nhưng hoàng hôn ở cuối con đường, phản chiếu ánh vàng vào đôi mắt ông, và đôi mắt đó nhìn thẳng vào Eddie Willers, không rời và như chế nhạo – câu hỏi của ông đã gợi lên một thứ khó chịu vô cớ trong anh.

“Sao ông hỏi thế?” Eddie Willers hỏi, giọng anh đanh lại.

Người vô gia cư dựa bên cửa; cái nêm vỡ sau lưng ông phản chiếu màu vàng kim của bầu trời.

 

“Điều đó khiến anh bận tâm sao?” ông hỏi.
“Không hề.” Eddie Willers hắng giọng
Anh vội đút tay vào túi. Người vô gia cư ngăn anh lại và xin tiền, ông chuyện trò, như để xua tan khoảnh khắc và tạm hoãn vấn đề đó cho lần sau. Lời ăn xin diễn ra trên đường phố những ngày này quá thường xuyên, lắng nghe lời giải thích là không cần thiết và anh cũng không muốn nghe thêm chi tiết cụ thể nào nữa về nỗi tuyệt vọng của người vô gia cư này.
“Ông hãy tự mua cho mình một tách cà phê,” anh nói, giúi những đồng xu lẻ vào cái bóng vô diện.
“Cảm ơn anh,” giọng nói cất lên, không biểu cảm, và khuôn mặt nghiêng về phía trước một hồi. Một khuôn mặt nám nâu bởi gió, đường nét khắc khổ và cam chịu; đôi mắt lanh lợi.
Eddie Willers bước đi, tự hỏi vì sao anh lại cảm thấy điều đó vào thời điểm này trong ngày, cảm giác sợ hãi vô cớ. Không đâu, anh nghĩ, không phải sợ hãi, chẳng có gì để sợ: chỉ là nỗi lo lắng bất an vô cớ đang lan tỏa, không nguồn gốc lẫn đối tượng. Anh đã làm quen với cảm giác đó, nhưng vẫn chưa thể tìm ra lời giải thích cho nó; người vô gia cư đã hỏi như thế ông biết Eddie cảm nhận được nó, như thể ông biết chính người kia sẽ cảm nhận được nó, và còn hơn thế nữa: như thể ông biết rõ lí do.
Eddie Willers vươn thẳng vai, một cách toàn tâm tự giác. Anh phải dừng nó lại, anh nghĩ; anh đã bắt đầu tưởng tượng ra mọi thứ. Liệu lúc nào anh cũng cảm thấy điều đó? Anh hiện giờ 32 tuổi. Anh cố gắng hồi tưởng lại.
Không, anh không hề; nhưng anh không thể nhớ thời điểm điều đó bắt đầu. Cảm giác đó đã đột nhiên xuất hiện, vào một thời điểm ngẫu nhiên, và rồi giờ đây nó xuất hiện còn thường xuyên hơn trước. Đó là hoàng hôn, anh nghĩ; mình ghét hoàng hôn.
Những đám mây chống lại đỉnh của những tòa nhà chọc trời khiến chúng ngả nâu, như bức tranh sơn dầu, màu sắc của một kiệt tác phai màu. Những vệt bụi bẩn chạy dài từ những chiếc đinh ghim xuống những bức tường hao mòn, mảnh khảnh. Phía trên cao của một tòa tháp là một vết nứt hình thù như một tia sét bất động, chiều dài của mười tầng nhà. Một vật thể lởm chởm cắt vào bầu trời ở trên mái; chỉ còn một nửa chóp, đang phản chiếu ánh hoàng hôn; chiếc cánh vàng đã bị bong ra ở nửa bên kia, ánh phản chiếu màu đỏ và bất động, như sự phản chiếu của ngọn lửa: không phải ngọn lửa đang cháy, mà ngọn lửa đang tàn và quá muộn để dập tắt.
Không, Eddie Willers nghĩ, không có gì đáng lo ngại trong quan cảnh của thành phố này, nó vẫn trông như mọi khi.
Anh bước đi, tự nhủ đã trễ giờ quay lại văn phòng. Anh không thích nhiệm vụ phải làm khi anh quay về, nhưng nó là điều cần làm. Anh không cố trì hoãn, ngoại trừ việc khiến bản thân đi nhanh hơn.
Anh rẽ vào góc đường. Giữa khoảng hẹp tối tăm của hai tòa nhà, qua khe cửa, anh thấy một tờ lịch khổng lồ treo lơ lửng giữa trời.
Đó là tờ lịch mà thị trưởng New York đã treo lên năm ngoái trên đỉnh một tòa nhà, từ đó người dân có thể biết ngày trong tháng cũng như giờ trong ngày, bằng việc nhìn lên tòa tháp công cộng. Một hình chữ nhật màu trắng được treo lên giữa thành phố, nêu rõ thời gian cho người dân ở dưới đường. Trong ánh nắng hoen rỉ của chiều hoàng hôn, hình chữ nhật thông báo: Ngày mồng 2 tháng 9.
Eddie Willers quay mặt đi. Anh chưa bao giờ thuận mắt với tờ lịch đó. Nó làm anh băn khoăn, theo cách mà anh không thể lí giải hay định nghĩa. Cảm giác đó như đang hòa quyện chung với sự khó chịu trong anh; ở mức độ ngang nhau.
Anh chợt nghĩ đến cụm từ, một loại trích dẫn, có thể diễn đạt tương tự như nội dung mà tờ lịch thông báo. Nhưng anh không thể nhớ lại. Anh bước đi, mò mẫm một câu nói lửng lơ trong tâm trí tựa như hình hài trống rỗng. Anh không thể lấp đầy hoặc làm nó biến mất. Hình chữ nhật trắng , thông báo một cái kết bất biến: Ngày mồng 2 tháng 9.
Eddie Willers giáng mắt xuống đường, đến một xe đẩy rau dưới chân ngôi nhà kiểu đá nâu. Anh thấy nhiều cà rốt vàng và màu xanh tươi của hành tây. Anh thấy một tấm rèm trắng tinh phất phơ ở một cửa sổ mở toang. Anh thấy một xe buýt rẽ ở góc đường, một cách thành thạo. Anh không biết tại sao chợt có cảm giác như được trấn an-và rồi chợt có một mong muốn không thể lí giải rằng những hàng hóa kia không nên để mở, mà cần được bảo vệ khỏi khoảng không phía trên.
Khi đến đại lộ số 5, anh vẫn nhìn lại về phía cửa số ở cửa hàng mà anh đã đi qua. Không có gì anh cần hoặc muốn mua; nhưng anh thích cách hàng hóa được bài trí, mọi mặt hàng, đồ vật được con người làm ra và sử dụng.
Anh không rõ vì sao lại chợt nghĩ về cây sồi. Không có lí do gì lại nhớ về nó. Nhưng anh đã nghĩ về nó-vào mùa hè thời thơ ấu ở khu đất Taggart. Anh đã dành phần lớn tuổi thơ của mình với những đứa trẻ Taggart, và giờ thì anh làm việc cho họ, như một người cha và người ông đã làm việc cho cha và ông của họ.
Cây sồi lớn mọc trên đồi Hudson, tại một nơi vắng vẻ trên mảnh đất Taggart. Eddie Willers, bảy tuổi, thích đến và ngắm cái cây. Nó đã đứng đó hàng trăm năm và anh nghĩ rằng nó sẽ luôn đứng ở đó. Rễ của nó cắm sâu xuống ngọn đồi như nấm đấm và những ngón tay nhấn chìm vào lòng đất, và anh nghĩ-nếu có người khổng lồ nào cao bằng ngọn của cái cây, ông ta sẽ không thể nhổ được gốc của nó, mà sẽ lắc lư cả ngọn đồi cùng với cả mặt đất, như trái banh ở đáy của một sợi dây. Anh thấy an toàn nhờ sự hiện hữu của cây sồi; nó là thứ không gì có thể thay đổi hoặc đe dọa; nó là biểu tượng sức mạnh cao cả nhất trong anh.
Một đêm nọ, sấm sét đánh vào cây sồi. Eddie nhìn thấy nó vào sáng hôm sau. Đã gãy làm đôi trên mặt đất, anh nhìn và thân cây như nhìn vào miệng của một đường hầm màu đen. Thân cây chỉ là một cái vỏ rổng; lõi của nó đã mục nát từ lâu; không có gì bên trong cả-chỉ có một lớp bụi mỏng bị tán đều bởi những cơn gió yếu nhất. Sức sống không còn nữa, và hình hài sẽ không thể đứng vững nếu thiếu nó.
Nhiều năm sau, anh nghe rằng trẻ em nên được bảo vệ sau chấn thương tâm lí, sau khi nhận thức về cái chết, nỗi đau hoặc nỗi sợ. Nhưng những điều này chưa từng khiến anh sợ hãi; cú sốc của anh xuất hiện vào lúc anh đứng lặng trước lỗ đen của thân cây. Điều đó như một phản bội to lớn – điều khủng khiếp hơn là anh không biết điều gì đã bị phản bội. Anh biết không phải bản thân hay niềm tin của anh; mà là một thứ gì đó khác. Anh đứng lặng thing một hồi rồi đi về nhà. Kể từ dạo đó anh không bao giờ chia sẻ điều đó với ai.
Eddie Willers khựng đầu, khi có tiếng rít của động cơ chuyển đèn giao thông khiến anh dừng lại trên lề đường. Anh tự nổi giận với chính mình. Chẳng cớ gì mà anh phải nhớ đến cây sồi vào tối hôm nay. Nó không còn là gì với anh, chỉ là một nỗi buồn mờ nhạt đâu đó trong anh, một giọt của nỗi đau chợt đến và tan biến, như giọt mưa trên cửa sổ, để lại đường nét của dấu chấm hỏi. Anh không muốn nổi buồn gắn liền với tuổi thơ của mình; anh yêu mến những ký ức đó: tất cả những ngày của tuổi thơ mà anh nhớ đến ùa về, như ánh sáng mặt trời bình yên rực rỡ. Dường như một vài tia sáng của ngày ấu thơ đã lọt vào hiện tại của anh: không phải những tia sáng, mà là những kỉ niệm đáng nhớ thỉnh thoảng xuất hiện trong công việc, trong căn hộ và trong cuộc sống tĩnh lặng rối bời của anh. Anh nghĩ đến ngày hè lúc anh mười tuổi. Ngày đó, trong một khoảng rừng trống, người bạn quý giá của anh kể anh nghe điều họ sẽ làm khi lớn lên. Những ngôn từ mộc mạc và tỏa sáng như ánh mặt trời. Anh lắng nghe với lòng ngưỡng mộ và phân vân.
Khi được hỏi điều anh muốn làm là gì, anh trả lời tất cả bằng:”Bất kì điều gì miễn là đúng,” và thêm vào, “Cậu chắc sẽ làm nên điều tuyệt vời.. ý tớ là, chúng ta cùng nhau.”
“Điều gì?” cô hỏi.
Anh nói: “Tớ không biết nữa. Đó cũng là thứ chúng ta nên tìm ra. Không như điều mà cậu đã nói. Không chỉ kinh doanh và kiếm sống. Những thứ như chiến thắng một trận chiến, hoặc cứu người khỏi hỏa hoạn, hoặc leo lên những ngọn núi.”
“Để làm gì?” cô hỏi.
Anh nói: “Chủ tịch đã nói hồi Chủ Nhật là chúng ta phải luôn vươn tới điều tốt đẹp nhất trong chúng ta.”
“Theo cậu thì điều gì là tốt đẹp nhất trong chúng ta?”
“Tớ chẳng biết nữa.”
“Chúng ta cần phải tìm ra nó.”
Cô im lặng và nhìn về hướng đường ray.
Eddie Willers mỉm cười. Anh đã nói: “Bất kì điều gì miễn là đúng,” cách đây 22 năm. Anh chưa một lần thách thức ai bằng câu nói đó; những câu trả lời cũng đã phai mờ trong tâm trí anh; anh đã quá bận để hỏi họ. Nhưng anh vẫn nghĩ rằng làm theo điều đúng đắn là sự hiển nhiên; anh chẳng thể hiểu làm sao mà con người ta làm khác đi được.
Mọi thứ có vẻ đơn giản và khó lí giải đối với anh: đơn giản là vì mọi thứ nên đúng, và khó hiểu là vì chúng không như nó nên là. Anh biết là chúng không như nó nên là. Anh nghĩ về điều đó, trong lúc anh rẽ vào góc đường đến tòa nhà chính của tập đoàn vận chuyển Taggart.
Tòa nhà đứng phía bên kia đường như là một kiến trúc cao nhất và đáng tự hào nhất. Eddie Willers luôn nở nụ cười ngay khi nhìn thấy nó. Các dãy cửa sổ dài chưa bị vỡ, ngược lại so với những tòa nhà bên cạnh. Đường nét của nó vươn lên cắt vào bầu trời, các cạnh không hề bị vỡ hoặc mòn. Trông nó như thể sẽ tồn tại nhiều năm mà vẫn vẹn nguyên. Nó vẫn luôn đứng đó, Eddie Willers thầm nghĩ.
Bất cứ khi nào anh đi vào tòa nhà Taggart, anh thấy nhẹ nhõm và an toàn. Đây là nơi của năng lực và quyền lực. Sàn hành lang là những tấm gương làm bằng đá cẩm thạch. Những hình chữ nhật trắng đục của thiết bị điện là đầu nối của các khối sáng. Đằng sau những tấm kính, là các cô gái ngồi thành dãy bên máy đánh chữ, tiếng gõ bàn phím của họ nghe như bánh xe lửa đang tăng tốc. Và như một tiếng vang đáp lại, đôi khi những cơn gió lạnh nhè nhẹ lùa qua các bức tường, thổi lên từ phía dưới tòa nhà, từ các đường hầm của nhà ga lớn là nơi các chuyến tàu khởi hành đi qua trạm xuyên lục địa và dừng lại trước khi đi qua nó lần nữa, cũng như họ đã bắt đầu và dừng lại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tuyến đường ray Taggart, Eddie Willers nghĩ, “Từ Đại Dương này đến Đại Dương kia”-khẩu hiệu đầy tự hào thời thơ ấu, tỏa sáng và thiêng liêng hơn nhiều so bất kì điều răn nào trong kinh thánh. “Từ Đại Dương này đến Đại Dương kia”, mãi mãi – Eddie Willers nghĩ, với một thái độ cống hiến; rồi anh đi qua các sảnh bóng loáng vào trung tâm của tòa nhà, vào văn phòng của James Taggart, chủ tịch của tập đoàn vận chuyển Taggart.
James Taggart ngồi ở bàn của mình. Ông trông như một người ở ngưỡng năm mươi, người đã bước qua tuổi trẻ, mà không có giai đoạn trung gian của thời niên thiếu. Ông có cái miệng nhỏ nhắn, và mái tóc mỏng phủ lên cái đầu hói. Tư thế của ông ta có một sự khập khiểng, không thống nhất, sự ngạo mạn thể hiện qua cơ thể cao, ốm của ông, một cơ thể với đường nét thanh lịch dành cho sự đĩnh đạc của nhà quý tộc, nhưng đã biến thành một cái vòi kém duyên. Da thịt trên mặt ông đã nhũn và tái. Đôi mắt ông nhợt nhạt và sụp mí, ánh mắt di chuyển chậm chạp, không ngừng nghỉ, thoáng chốc nhìn về quá khứ trong sự căm phẫn khôn nguôi vì sự tồn tại của chúng. Ông có vẻ cứng nhắc và mệt mỏi. Ông ba mươi chín tuổi.
Ông ngẩng đầu khó chịu khi nghe tiếng cửa mở.
“Đừng làm phiền tôi, đừng làm phiền tôi, đừng làm phiền tôi,” Jame Taggart nói.
Eddie Willers tiến đến bàn làm việc.
“Điều này quan trọng, Jim ạ,” anh nói, không cao giọng.
“Được rồi, được rồi, nó là gì?”
Eddie nhìn vào bản đồ trên tường của văn phòng. Màu của bản đồ đã phai dưới lớp kính – anh tự hỏi liệu đã có bao nhiêu chủ tịch Taggart đã ngồi trước nó và đã ngồi ở đó trong bao nhiêu năm. Tập đoàn vận chuyển Taggart, mạng lưới của những vạch đỏ hằn lên phần thân bạc màu của quốc gia từ New York đến Sam Francisco, trông như một hệ thống mạch máu. Trông như thế, đã có lần, từ lâu, máu đã bắn xuống động mạch chủ và áp lực dồn ép bởi sự quá tải của nó, đã tự phân nhánh ngẫu nhiên sang nhiều điểm, khắp đất nước. Một vệt đỏ vặn xoắn hành trình của nó từ Cheyenne, bang Utah, xuống El Paso, Texas – Tuyến Rio Norte thuộc hệ thống đường ray Taggart. Nhiều tuyến mới đã được mở rộng ra phía Nam ngoài vùng El Paso – nhưng đôi mắt anh vội quay đi khi vừa nhìn đến điểm đó.
Anh nhìn James Taggart và nói, “Là tuyến đường Rio Norte.” Anh nhận thấy ánh mắt Taggart nhìn xuống góc bàn. “Chúng ta còn tuyến đường khác.”
“Tai nạn đường ray xảy ra mỗi ngày. Liệu anh làm phiền tôi chỉ vì điều đó?”
“Ông biết tôi đang nói gì mà, Jim. Mục đích của tuyến Rio Norte. Tuyến đường đó không thể hoạt động. Từ đầu đến cuối.”
“Chúng ta sắp có một tuyến mới.”
Eddie Willers tiếp tục như chưa có lời đáp: “Tuyến đó không thể hoạt động. Sẽ không ích gì để điều hành các chuyến tàu ở đó. Mọi người đang từ bỏ việc dùng đến nó.”
“Không có tuyến đường ray trong nước, mà theo tôi thấy, không có nhánh đường nào đang hoạt động trong sự thiếu hụt ngân sách. Chúng ta không phải là duy nhất. Đó là điều kiện của một quốc gia-điều kiện tạm thời của một quốc gia.”
Eddie im lặng đứng nhìn ông.
Điều mà Taggart không thích ở Eddie là thói quen nhìn thẳng vào mắt đối phương. Đôi mắt của Eddie màu xanh, rộng và chất vấn; tóc vàng và khuôn mặt chữ điền không có gì đặc biệt ngoại trừ vẻ mặt chăm chú đầy hoài nghi.
“Cậu muốn gì?” Taggart hắng giọng.
“Tôi đến để nói với ông điều mà ông cần biết, bởi vì phải có ai đó nói với ông.”
“Là chúng ta vừa có thêm một tai nạn khác?”
“Vì vậy chúng ta không nên từ bỏ tuyến đường Rio Norte.”
Taggart hiếm khi nhấc đầu ông lên; mỗi khi ông nhìn ai đó, ông nâng cặp mí mắt nặng nề và liếc về phía trước dưới khoảng rộng của vầng trán hói.
“Ai nghĩ đến việc từ bỏ tuyến đường Norte?” ông hỏi. “Không hề có một câu hỏi nào về việc từ bỏ nó cả. Tôi khó chịu khi anh nói thế. Rất khó chịu.”
“Nhưng chúng ta chưa từng có lịch vận hành trong suốt sáu tháng qua. Chúng ta chưa từng hoàn tất chuyến tàu nào mà không có sự cố, dù lớn hay nhỏ. Chúng ta đang mất hết các đối tác vận chuyển, hết người này đến người khác. Chúng ta sẽ tồn tại được bao lâu nữa?”
“Cậu là người bi quan, Eddie ạ. Cậu thiếu niềm tin. Đó là thứ làm suy yếu tinh thần tổ chức.”
“Ý ông là không còn cách nào khác đối với tuyến Rio Norte?”
“Tôi không hề nói như thế. Chỉ khi chúng ta có một tuyến mới-“
“Jim, sẽ không có tuyến mới nào cả.” Anh nhìn thấy mí mắt Taggart từ từ nâng lên. “Tôi vừa trở lại từ văn phòng hiệp hội Cầu nối thép. Tôi đã nói chuyện với Orren Boyle.”
“Ông ấy đã nói gì?”
“Ông ấy đã nói suốt một tiếng rưỡi và không trả lời cụ thể với tôi điều gì cả.”
“Điều gì anh đã khiến ông ta bận tâm? Tôi tin rằng đó là vấn đề chuyển giao đường ray trước hết không thể khởi hành cho đến tháng sau.”
“Tôi đề cập về những tình huống ngoài ý muốn. Hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của Orren.”
“Trước đó, nó đã tạm hoãn từ sáu tháng trước. Jim, chúng ta đã đợi Cầu Nối Thép chuyển giao tuyến đường đó suốt mười ba tháng rồi.”
“Cậu muốn tôi làm gì? Tôi không thể điều hành công việc của Orren Boyle.”
“Tôi muốn ông hiểu là chúng ta không thể chờ đợi.”
Taggart chậm rãi hỏi, giọng nửa chế giễu, nửa thận trọng, “Em gái tôi đã nói gì?”
“Cô ấy sẽ không quay lại cho đến ngày mai.”
“Vậy thì, cậu muốn tôi làm gì?”
“Việc đó ông tự quyết định.”
“Nếu thế, bất luận cậu nói gì, có một điều kế đến cậu không được đề cập tới – và đó là hãng Thép Rearden.”
Eddie không trả lời ngay, rồi khẽ nói, “Được, Jim. Tôi sẽ không đề cập đến nó.”
“Orren là bạn của tôi.” Ông không nghe thấy câu trả lời. “Tôi khó chịu với thái độ của cậu. Orren Boyle sẽ hoàn thiện tuyến đường ray đó sớm nhất có thể trong khả năng của một con người.Vì ông ta chưa thể chuyển giao đến cho chúng ta, thì không ai có thể trách chúng ta cả.”
“Jim! Ông đang nói gì vậy? Liệu ông không hiểu là tuyến Rio Norte đang tan rã-dù cho có ai trách chúng ta đi chăng nữa?”
“Mọi người phải chấp nhận điều đó-họ cần phải-nếu điều đó không dành cho công ty Phoenix Durango.”
Ông ta thấy khuôn mặt Eddie thắt lại. “Không một ai từng phàn nàn về tuyến đường Rio Norte, cho đến khi hãng vận chuyển Phoenix-Durango được đề cập đến.”
“Phoenix-Durango đang làm rất tốt.”
“Thử tưởng tượng xem một thứ được gọi là Phoenix-Durango cạnh tranh với Tập đoàn vận chuyển Taggart! Cách đây mười năm nó không là gì ngoài một người đi giao sữa.”
“Nó sở hữu gần hết lưu lượng vận chuyển tại Arizona, New Mexico và Colorado ở thời điểm hiện tại.” Taggart không trả lời.
“Jim, chúng ta không thể để mất Colorado. Đó là hy vọng cuối cùng của chúng ta. Đó là hy vọng cuối của tất cả mọi người. Nếu chúng ta không cố gắng, chúng ta sẽ mất những đơn hàng vận chuyển lớn nhất vào tay của Phoenix-Durango. Chúng đã để mất mỏ dầu Wyatt.”
“Tôi không hiểu sao người ta cứ nhắc về mỏ dầu Wyatt cả.”
“Bởi vì Ellis Wyatt là một thiên tài – Đó là Ellis Wyatt!”
Những giếng dầu, Eddie đột nhiên nghĩ đến, liệu chúng có sự tương đồng với những mạch máu trên bản đồ? Liệu nó có phải là dòng lưu thông màu đỏ của tập đoàn vận chuyển Taggart băng qua đất nước, nhiều năm trước, một kỳ tích phi thường đến tận bây giờ? Anh nghĩ đến những giếng dầu mọc ra những dòng chảy đen xuyên qua các lục địa gần như nhanh hơn các chuyến tàu của Phoenix-Durango có thể mang nó đi. Những mỏ dầu đó chỉ từng là một mảng đá ở vùng núi Colorado, khô cằn và bị quên lãng từ lâu. Cha của Ellis Wyatt đã cố gắng vớt vát từ một sự sống bị quên lãng vào những ngày cuối đời của ông, từ những giếng dầu khô cằn. Giờ thì như ai đó đã tiêm một liều adrenaline vào trái tim của ngọn núi, và trái tim đã bắt đầu bơm đi, dòng máu đen tuôn chảy xuyên qua sỏi đá- hiển nhiên rồi-là máu, Eddie Willers nghĩ, bởi vì máu nuôi dưỡng, mang lại sự sống, và đó là điều mà Dầu của Wyatt đã làm. Nó đã kích thích và mau chóng mang những sườn đất vào cuộc sống, nó mang đến những ngôi làng, những nhà máy năng lượng và nhà máy mới đến những khu vực ít ai biết đến trên bản đồ. Nhiều nhà máy mới, Eddie Willers nghĩ, vào thời điểm doanh thu vận tải của các nền công nghiệp lớn-lâu đời đang giảm dần theo năm; một mỏ dầu mới mẻ – giàu có, vào thời điểm khi dòng chảy đã ngưng lại hết từ mỏ dầu này đến mỏ dầu khác; một nhà nước công nghiệp mới, một nơi không ai mong đợi gì ngoài gia súc và củ cải. Có người đã làm điều đó, và ông ta đã làm điều đó suốt tám năm; điều này, Eddie Willers nghĩ, giống như những câu truyện Eddie từng đọc trong sách nhà trường và không thực sự tin vào, những câu chuyện của người đã sống trong thời đầu của một đất nước. Anh mong muốn được gặp Ellis Wyatt. Anh có rất nhiều điều để nói về ông; ông hiếm khi đến New York. Họ nói ông ta ba mươi ba tuổi và có một tính khí hung hăng. Ông đã tìm ra cách khôi phục những giếng dầu cạn và ông đã tiến hành khôi phục chúng.
“Ellis Wyatt là một tên khốn không theo đuổi bất kì thứ gì khác ngoài tiền bạc.” James Taggart nói. “Với tôi dường như có nhiều thứ quan trọng trong cuộc sống này hơn là kiếm tiền.”
“Ông đang nói về điều gì thế Jim? Điều đó thì liên quan gì đến-“
“Bên cạnh đó, thì ông ấy đã cam đoan với chúng ta. Chúng ta đã phục vụ dầu mỏ Wyatt nhiều năm, một cách trọn vẹn. Vào cái thời của Wyatt quá cố, chúng ta đã chở một toa dầu trong một tuần.”
“Đây không phải là thời của Wyatt quá cố, Jim ạ. Phoenix-Durango chở hai toa một ngày ở dưới kia-và nó vận chuyển đúng theo lịch trình.”
“Nếu ông ấy đã cho chúng ta thời gian để phát triển cùng ông ta thì-“
“Ông ấy không có thời giờ để lãng phí.”
“Ông ấy mong đợi điều gì? Rằng chúng ta loại bỏ các nhà vận chuyển khác, hy sinh lợi ích của cả đất nước và giao cho ông ta tàu của chúng ta?”
“Tại sao chứ? Không đâu. Ông ta chẳng mong đợi điều gì cả. Ông ấy chỉ hợp tác với Phoenix-Durango.”
“Tôi nghĩ ông ta là một tên côn đồ vô đạo đức, phá hoại. Tôi nghĩ rằng ông ta ngay từ đầu là một kẻ vô trách nhiệm, một kẻ được đánh giá quá cao.” Thật đáng kinh ngạc khi nghe thấy một cảm xúc bộc phát trong giọng nói thiếu sức sống của James Taggart.
“Tôi không chắc chắn những mỏ dầu của ông ta là một thành tựu có lợi. Với tôi có vẻ như ông ta đã đánh bật nền kinh tế của cả nước. Không ai đoán được rằng Colorado sẽ trở thành nhà nước công nghiệp. Làm sao chúng ta có được bất kì an ninh hay kế hoạch nào khi mà mọi thứ không ngừng thay đổi chứ?”
“Ôi chúa ơi, Jim! Ông ta-“
“Vâng, tôi biết, tôi biết, ông ta đang kiếm tiền. Nhưng đó không phải là tiêu chuẩn mà tôi dùng đến để đo lường giá trị của một con người đối với xã hội. Và cũng vì dầu của ông ta, ông ta sẽ bò về chỗ chúng ta, và ông ta sẽ đợi tới lượt của mình cùng với đơn hàng vận chuyển khác, và ông ta sẽ không yêu cầu gì hơn so với sự chia sẻ vận chuyển công bằng – nếu như đó không phải là Phoenix Durango. Chúng ta sẽ không làm được gì nếu chúng ta chúng ta chống lại kiểu cạnh tranh phá hoại đó. Không ai có thể trách chúng ta.” Có áp lực ở trong lồng ngực và hai thái dương, dẫu Eddie Willers, với nỗ lực anh đang cố gắng; anh đã quyết làm cho ra lẽ vấn đề, và vấn đề đã quá rõ ràng, anh nghĩ, rằng không gì có thể cản trở nó khỏi nhận thức của Taggart, trừ khi đó là sự thất bại trong cách anh diễn đạt. Vì thế anh ta đã rất cố gắng, nhưng anh đã thất bại, cũng như anh đã luôn thất bại trong những cuộc tranh luận trước đó; dù cho anh có nói gì, họ dường như không bao giờ thảo luận chung một chủ đề.
“Jim ông đang nói điều gì vậy? Liệu có quan trọng không khi ai đó trách chúng ta-khi các tuyến đường ray bị hỏng?”
James Taggart mỉm cười; đó là một nụ cười mỏng, bỡn cợt và lạnh lùng. “Cảm động, Eddie,” ông nói. “Cảm động lắm-khi thấy được sự tận tâm của anh với tập đoàn vận chuyển Taggart. Nếu anh không để ý, thì anh sẽ biến thành một nông nô thời phong kiến thực sự đấy.”
“Đó là con người tôi Jim ạ.”
“Nhưng liệu tôi có thể hỏi là công việc của anh có phải là thảo luận những với đề này với tôi không?.”
“Không hề.”
“Vậy sao anh không chịu nhìn ra là chúng ta đã có các bộ phận để lo mọi việc? Tại sao anh không báo cáo tất cả điều này đến bất kì ai liên quan? Tại sao anh cứ than khóc trên vai em gái quý mến của tôi?
“Nghe này Jim, tôi biết vị trí của tôi không phải là để thảo luận với ông. Nhưng tôi không thể hiểu điều gì đang diễn ra. Tôi không biết chính xác điều mà cố vấn của ông đã nói với ông, hoặc vì sao mà họ không thể khiến ông hiểu. Nên tôi đã cố gắng đích thân nói với ông.”
“Tôi trân trọng tình bạn thời thơ ấu của chúng ta, Eddie ạ, nhưng liệu anh có nghĩ rằng đó là cái cớ cho phép anh thông báo bất kì điều gì anh muốn? Hãy nhìn nhận cấp bậc của anh, liệu anh còn nhớ rằng tôi là chủ tịch của tập đoàn đường ray?”
“Điều này thật lãng phí.” Eddie Willers nhìn về phía ông ta như mọi khi, không tỏ ra tổn thương, chỉ bối rối, và hỏi, “Vậy là ông sẽ không định làm gì với tuyến đường Rio Norte?
“Tôi chưa nói điều đó. Tôi chưa từng nói điều đó.” Taggart nhìn lên bản đồ, vào vệt đỏ phía nam El Paso. “Ngay khi các mỏ dầu San Sebastián bắt đầu hoạt động và nhánh Mexico của chúng ta sinh lời và thanh toán đủ-“
“Đừng nói về điều đó, Jim.”
Taggart quay đầu, giật mình trước một hiện tượng chưa từng xảy ra, một cơn giận dữ sục sôi trong giọng nói của Eddie. “Vấn đề là gì?”
“Ông biết vấn đề là gì mà. Em gái ông đã nói-“
“Quỷ tha ma bắt em gái tôi đi!” James Taggart nói. Eddie Willers đứng bất động. Anh không trả lời. Anh đứng nhìn thẳng về phía trước. Nhưng anh không thấy Taggart hoặc bất kì thứ gì trong văn phòng.
Sau một lúc, anh cúi người và bước ra ngoài.
Trong phòng chờ, đội ngũ nhân sự của James Taggart tắt đèn, chuẩn bị tan làm. Nhưng Pop Harper, thư ký trưởng, vẫn ngồi ở bàn của ông, đang vặn cần gạt của một chiếc máy đánh chữ đã bị tháo dở một nửa. Mọi người ở công ty có ấn tượng rằng Pop Harper được sinh ra là để ngồi ở góc phòng tại chính chiếc bàn đó và chưa từng có ý định rời nó. Ông từng là thư ký chính cho cha của James Taggart.
Pop Harper đưa mắt về phía Eddie Willers khi thấy anh bước ra khỏi văn phòng chủ tịch. Đó là một cái nhìn thông thái, chậm rãi; dường như ông ta biết Eddie viếng thăm văn phòng thì có nghĩa là có vấn đề về tuyến đường, biết rằng không có chuyển biến gì từ việc viếng thăm, và không có gì mới mẻ so với những gì ông biết. Đó là sự dửng dưng không khác biệt gì so với ánh mắt mà Eddie Willers đã thấy từ đôi mắt của người ăn xin ở góc đường.
“Nói xem, Eddie, nơi nào tôi có thể mua loại áo len mặc lót bên trong?” ông hỏi. “Tôi thử kiếm khắp thành phố rồi, nhưng không ai bán cả.
“Tôi không biết,” Eddie dừng chân và trả lời. “Sao ông lại hỏi tôi?”
“Tôi chỉ hỏi mọi người. Có thể ai đó sẽ nói tôi biết.”
Eddie trông không dễ chịu khi đối mặt với khuôn mặt trống rỗng, hốc hác với mái tóc bạc.
“Ở vách tường này khá lạnh lẽo,” Pop Harper nói. “mùa đông này sẽ lạnh đấy.”
“Ông đang làm gì?” Eddie hỏi và chỉ tay về các mảnh của máy đánh chữ.
“Thứ chết tiệt này lại dở chứng. Gửi đi sửa cũng chẳng ích gì, lần trước phải mất ba tháng để sửa nó. Tôi tính tự sửa nó. Không lâu đâu, tôi đoán.” Ông ta đưa nấm đấm xuống những phím chữ. “Cậu sắp sửa ra bãi phế liệu rồi, bạn già. Ngày của cậu đã an bài.”
Eddie giật mình. Đó là câu nói mà anh đã cố nhớ lại: “Ngày của bạn đã an bài.” Nhưng anh đã quên mối liên kết đã gợi anh nhớ về nó.
“Vô ích thôi, Eddie,” Pop Harper nói.
“Cái gì vô ích?”
“Chẳng có gì. Mọi thứ.”
“Có chuyện gì sao Pop?”
“Tôi sẽ không yêu cầu một máy đánh chữ mới. Loại máy đánh chữ mới được làm bằng thiếc. Khi những máy đời cũ ra đi, đó sẽ là hồi kết của việc đánh chữ. Có một tai nạn ở đường hầm sáng nay, hệ thống phanh của họ không hoạt động. Anh nên về nhà đi, Eddie, bật đài và nghe một bài hát hay của một nhóm nhạc khiêu vũ. Hãy quên nó đi nhóc. Vấn đề với cậu là cậu không có sở thích. Có người lại lấy trộm bóng đèn ở cầu thang dưới chỗ tôi ở. Tôi có cơn đau ở lồng ngực. Không thể mua một ít thuốc ho vào sáng nay, quầy thuốc ở góc đường đã phá sản tuần trước. Tuyến đường ray tây Texas đã phá sản tháng trước. Họ chặn cầu Queensborough hôm qua để sửa chữa tạm thời. Vậy đó, ích gì chứ?
Ai là John Galt?”
***
Cô ngồi bên cửa sổ tàu, đầu ngửa ra sau, một chân duỗi về phía hàng ghế trống trước mặt. Cửa sổ rung theo tốc độ chuyển động, tấm kiếng lơ lửng giữa đêm tối, những vệt sáng kéo ngang mặt kiếng theo từng nhịp.
Chân cô, định hình gọn trong chiếc vớ dài, đường nét kéo dài theo mu bàn chân cong, đến đỉnh bàn chân mang giày cao gót, toát lên vẻ thanh lịch nữ tính dường như không thuộc về một con tàu bụi bặm và trở nên lạ lẫm với phần còn lại của cô. Cô mang áo khoác lông lạc đà trông rất mắc tiền, phủ không theo phom lên một cơ thể mảnh khảnh, không thả lỏng. Cổ áo khoác vươn tới vành mũ của cô. Một lọn tóc nâu ngả ra sau, gần chạm vai.
Khuôn mặt cô được tạo hình từ những mặt phẳng góc cạnh, đôi môi có đường nét sắt bén, một đôi môi gợi cảm khép kín hoàn toàn bất động. Cô giữ hai tay trong túi áo, tư thế cứng nhắc, cô trông như đang bực dọc trong sự bất động, và thiếu nữ tính, như thể cô không nhận thức được chính cơ thể cô và đó là cơ thể của phụ nữ.
Cô ngồi lắng nghe tiếng nhạc. Đó là bản giao hưởng hân hoan. Những nốt nhạc dâng lên, những nốt nhạc ẩn chứa sự vươn lên và chúng tự thân vươn lên, chúng là bản chất của hình thức cảm xúc thăng hoa, chúng dường như thế hiện mọi hành động của con người và thăng tiến từ chính động cơ đó. Đó là một tia nắng chói chang của âm thanh, đột phá từ góc khuất và lan tỏa khắp nơi. Nó có sự phóng thích tự do và sức nặng của mục đích. Nó quét sạch không gian, không gì lắng đọng ngoài trừ niềm vui của nỗ lực không bị cản trở. Chỉ có tiếng vang phai dần trong những âm thanh được cất lên từ nơi âm nhạc đã thoát ra, nhưng không cất lên tiếng cười vỡ òa khi nhận ra không có sự xấu xí hay đớn đau nào, và cũng chưa bao giờ có trước đó. Đó là một bài hát của sự giải thoát lớn lao.
Cô nghĩ: Chỉ trong vài khoảnh khắc-khi mà điều này vẫn còn-thì có thể hoàn toàn đầu hàng-để quên đi mọi thứ và cho phép bản thân được cảm nhận. Cô nghĩ: Hãy buông-thả mọi kiểm soát-chính là đây. Đâu đó tận cùng tâm trí cô, dưới tiếng nhạc, cô nghe âm thanh của bánh xe. Chúng gõ theo giai điệu, cứ nhấn mỗi bốn nhịp một lần, như nhấn mạnh một mục đích có ý thức. Cô có thể thư giãn, bởi vì có tiếng bánh xe. Cô lắng nghe bản giao hưởng, nghĩ ngợi: Đây là lí do mà những bánh xe cần phải tiếp tục quay, và đây là đích đến của chúng.
Cô chưa từng nghe giai điệu đó trước đây, nhưng cô biết nó được viết bởi Richard Halley. Cô nhận ra qua uy lực táo bạo và vẻ đẹp lộng lẫy. Cô nhận ra phong cách của chủ đề; một giai điệu phức tạp, rõ ràng-tại thời điểm không còn ai sáng tác giai điệu nữa….Cô nhìn lên trần tàu, nhưng cô không nhìn thấy nó và cũng quên mất mình đang ở đâu. Cô không biết liệu cô đang nghe đầy đủ một bản giao hưởng hay chỉ là chủ đề ; có lẽ cô chỉ đang lắng nghe bản giao hưởng được phối lên bởi tâm trí cô.
Cô mơ màng nghĩ rằng luôn có một tiếng vang trước chủ đề này trong tất cả các sáng tác của Richard Halley, qua nhiều năm tháng đấu tranh, cho đến ngày, ở tuổi trung niên, khi danh vọng bất ngờ giáng xuống ông và rồi hất ông đi. Điều này-cô nghĩ, lắng nghe bản giao hưởng-là mục tiêu đấu tranh của ông. Cô còn nhớ những nỗ lực nửa vời trong âm nhạc của ông, những giai điệu của ca từ hứa hẹn, vụn vỡ được dấy lên nhưng không hề chạm tới; khi Richard Halley sáng tác bản nhạc này, ông… Cô ngồi thẳng. Halley viết nó vào khi nào? Tức thì ngay lúc đó, cô nhận ra mình đang ở đâu và lần đầu tiên phân vân về xuất thân của bản nhạc.
Cách vài bước, ở cuối tàu, một công nhân đang chỉnh bản điều khiển máy điều hòa. Cậu có mái tóc vàng và trẻ tuổi. Cậu đang huýt sáo theo chủ đề của bản giao hưởng. Cô nhận ra cậu đã cất lên giai điệu đó đôi lần và đó là tất cả những gì cô từng được nghe.
Cô quan sát cậu được một lúc trong sự hoài nghi, trước khi cất giọng để hỏi, “Vui lòng nói tôi biết cậu đang huýt sáo bài gì thế?”
Cậu bé quay đầu sang cô. Cô đối diện ánh mắt và thấy một nụ cười cởi mở, háo hức, như thể cậu đang tự tin trước một người bạn. Cô thích gương mặt cậu-đường nét gọn gàng và rắn rỏi, không giống như một khuôn mặt thả lỏng, đang lẫn tránh trách nhiệm mà cô thường thấy ở người khác. “Là nhạc giao hưởng của Halley,” cậu đáp và mỉm cười.
“Bản thứ mấy?”
“Bản thứ Năm.”
Cô để khoảnh khắc trôi qua, trước khi từ tốn và chậm rãi nói, “Richard Halley chỉ viết bốn bản thôi.”
Nụ cười của cậu bé vụt tắt. Giống như thể cậu bị kéo về thực tại, như cách mà cô bị lôi về cách đây vài phút trước. Giống như một cách cửa đóng sập xuống, những gì còn lại là một khuôn mặt không chút biểu cảm, vô hồn, thơ thẩn và trống rỗng.
“Vâng, tất nhiên rồi,” cậu nói. “Tôi nhầm. Tôi đã sai.”
“Vậy nó là gì?”
“Một giai điệu tôi nghe được đâu đó.”
“Sao cơ?”
“Tôi không biết.”
“Cậu nghe nó từ đâu?”
“Tôi không nhớ.”
Cô ngừng lại khi không còn chút manh mối; cậu quay mặt đi và không còn hứng thú nào nữa.
“Nghe nó giống chủ đề của Halley,” cô nói. “Nhưng tôi biết tất cả bản nhạc của ông ấy từng viết và ông chưa từng viết bản đó.”
Vẫn không có phản ứng gì. chỉ là cái nhìn chăm chú nhợt nhạt từ khuôn mặt cậu bé, khi cậu quay sang và hỏi, “Cô thích nhạc của Richard Halley?”
“Vâng,” cô nói, “Tôi rất thích.”
Cậu phân vân một hồi, như đang lưỡng lự, rồi cậu quay mặt đi. Cô thấy được hiệu quả chuyên môn qua hành động của cậu khi cậu làm việc. Cậu làm việc trong im lặng.
Cô đã không ngủ hai đêm liền, nhưng cô không cho phép mình ngủ; cô có quá nhiều vấn đề để cân nhắc và thời gian không còn nhiều: tàu cập bến ở New York vào sáng sớm.
Cô cần thời gian, cô ước con tàu có thể đi nhanh hơn; nhưng đây là Sao Chổi Taggart, là con tàu nhanh nhất nước.
Cô cố nghĩ; nhưng âm nhạc còn đọng lại trong tâm trí cô và vẫn vang vọng, đầy đủ âm tiết, giống như những bước đi ngoài sự hiểu biết của một thứ không thể ngăn lại….Cô lắc đầu giận dữ, tháo mũ và châm thuốc.
Cô không thể chợp mắt, cô nghĩ; cô có thể cầm cự được đến tối mai….Bánh xe tàu gõ theo nhịp. Cô đã quen thuộc nên không để ý thấy, nhưng âm thanh đã trở thành cảm giác bình yên trong cô….Khi cô dập thuốc, cô biết cô cần một điếu nữa, dẫu thế cô sẽ cho mình một phút, chỉ vài phút, trước khi cô châm nó….
Cô đã ngủ thiếp đi và giật mình tỉnh giấc, nhận ra có gì đó không ổn, trước khi cô biết đó là gì: bánh xe đã dừng. Con tàu đứng im lặng và mờ ảo trong ánh sáng xanh của đèn ngủ. Cô nhìn đồng hồ: chẳng có lí do gì để dừng lại. Cô trông ra cửa: con tàu đứng yên giữa cánh đồng trống trải.
Cô nghe ai đó rời ghế bên kia lối đi, và hỏi: “Chúng ta đã dừng lại bao lâu rồi?”
Giọng người đàn ông hờ hững trả lời, “khoảng một tiếng.” Người đàn ông nhìn theo cô, giật mình trong cơn ngái ngủ, khi cô bất ngờ lao lên và đi qua cửa.
Bên ngoài gió lạnh, một dải đất trơ trọi giữa bầu trời trống rỗng. Cô nghe thấy tiếng cỏ xào xạc trong bóng tối. Ở đằng xa, cô thấy nhiều dáng người đang đứng bên động cơ-ở trên họ,lửng lơ giữa trời, là ánh đỏ của đèn báo.
Cô bước nhanh về phía họ, đi qua chuỗi bánh xe bất động. Không ai để ý đến cô khi cô lại gần. Nhân viên tàu và một số hành khách đứng từng nhóm dưới ánh đèn đỏ. Họ đã ngừng trò chuyện, họ như đang thơ thẩn chờ đợi.
“Có chuyện gì vậy?” Cô hỏi.
Người kỹ sư quay đầu, bàng hoàng. Câu hỏi của cô nghe như một mệnh lệnh, không như sự hiếu kì nghiệp dư từ một hành khách. Cô đứng, tay trong túi áo, cổ áo dựng đứng, gió hất tóc cô thành từng sợi qua ngang mặt.
“Đèn đỏ, thưa cô,” anh nói, chỉ lên bằng ngón cái.
“Đã được bao lâu rồi?”
“Một tiếng.”
“Chúng ta vẫn đang ở tuyến chính, đúng không?”
“Đúng vậy.”
“Tại sao?”
“Tôi không biết.”
Người soát vé lên tiếng. “tôi nghĩ không có việc gì khiến chúng ta phải đứng bên lề đường cả, thứ đèn báo đó có vẻ không ổn, và con tàu này cũng không thể vận hành” Ông hất đầu về phía đèn đỏ. “Tôi không nghĩ đèn báo sẽ đổi màu. Chắc nó bị hư rồi”
“Vậy thì ông đang làm gì?”
“Đợi nó đổi màu.”
Trong cơn giận dữ của cô, người lính cứu hỏa cười thầm. “Tuần trước, tuyến tàu ở Nam Atlantis phải đợi bên lề đường suốt hai tiếng – do sự nhầm lẫn của ai đó.”
“Đây là Sao Chổi Taggart,” cô nói. “Sao Chổi chưa bao giờ muộn.”
“Cô ta là người đầu tiên của đất nước chưa từng bị,” người kỹ sư nói.
“Sẽ luôn có lần đầu tiên,” người lính cứu hỏa nói.
“Cô không biết gì về đường ray cả, quý cô,” một hành khách cất tiếng. “Không có hệ thống báo hiệu lẫn đơn vị vận chuyển nào đáng giá trên đất nước này cả.”
Cô không ngoái đầu hay chú ý đên anh ta, nhưng nói với người kỹ sư. “Nếu anh không biết đèn báo bị hỏng, thì anh tính làm gì?”
Anh không thích giọng điệu cấp trên của cô, và anh không hiểu vì sao cô tự nhiên cho mình cái quyền đó. Cô trông như một thiếu nữ; chỉ môi và mắt của cô cho thấy cô là một phụ nữ ở tuổi ba mươi. Đôi mắt xám nhìn thẳng và gây khó chịu, chúng như xuyên qua mọi thứ, ném những thứ không liên quan khỏi đường đi. Khuôn mặt trông khá quen thuộc với anh, nhưng anh không thể nhớ đã thấy nó từ đâu.
“Thưa quý cô, tôi không muốn đánh liều,”anh nói.
“ý anh ta là thế đấy,” người lính cứu hỏa nói, “nhiệm vụ của chúng tôi là nhận lệnh.”
“Nhiệm vụ của các anh là lái con tàu này.”
“Không làm ngược lại với đèn đỏ. Nếu nó báo dừng, chúng tôi dừng.”
“Đèn đỏ nghĩa là nguy hiểm, thưa quý cô,” người hành khách cất tiếng.
“Chúng ta sẽ không thử làm gì khác,” người kỹ sư nói.”Bất kì ai chịu trách nhiệm về điều này, ông ấy sẽ đổ lỗi chúng tôi nếu chúng tôi di chuyển. Vậy nên chúng tôi sẽ đứng yên cho đến khi ai đó yêu cầu.”
“Và nếu không có ai nói thì sao?”
“Sớm hay muộn gì sẽ có người đến.”
“Anh định đợi bao lâu nữa?”
Người kĩ sư nhún vai. “Ai là John Galt?”
“Ý anh ta là thế đấy,” người lính cứu hỏa nói, “đừng hỏi điều không ai có thể trả lời.”
Cô nhìn lên đèn đỏ và tuyến đường mất hút trong bóng tối, ngoài tầm với.
Cô nói, “Tiếp tục thận trọng chạy đến trạm đèn báo tiếp theo. Nếu theo lịch trình, thì tiếp tục trên tuyến đường chính. Sau đó dừng ở văn phòng mở đầu tiên.”
“Vâng? Ai đã nói thế?”
“Là tôi.”
“Cô là ai?”
Trong sự gián đoạn ngắn ngủi, một khoảnh khắc kinh ngạc khi nhận được câu hỏi mà cô không ngờ tới, nhưng người kỹ sư tiến lại gần để nhìn kỹ hơn gương mặt cô, và ngay khi cô kịp trả lời thì anh ta thốt lên, “Ôi chúa ơi!”
Cô trả lời, không tỏ ra khó chịu, chỉ là cá nhân cô hiếm khi nghe thấy một câu hỏi như thế: “Dagny Taggart.”
“Vậy thì, tôi sẽ -” người lính cứu hỏa nói, và rồi tất cả họ đều im lặng.
Cô tiếp tục, với cùng giọng điệu cấp trên không nhấn giọng: “Tiếp tục tuyến đường chính và dừng tàu tại văn phòng mở đầu tiên.”
“Vâng, thưa cô Taggart.”
“Các anh nên tận dụng thời gian. Các anh có phần còn lại của đêm nay để thực hiện. Hãy đặt Sao Chổi đúng với lịch trình.”
“Vâng, thưa cô Taggart.”
Khi cô vừa quay lưng đi thì người kĩ sư hỏi, “Nếu có vấn đề gì, thì cô sẽ chịu trách nhiệm chứ, cô Taggart?”
“Đúng vậy.”
Người soát vé đi theo cô khi cô trở lại tàu. Anh ta đang nói chuyện, một cách ngơ
ngác, “Nhưng…chỉ là ghế hành khách trong ngày, Cô Taggart? Chuyện là thế nào? Nhưng sao cô không báo với chúng tôi?”
Cô mỉm cười hài hòa. “Không có thời gian để trịnh trọng. Có chuyến tàu riêng mã số 22 đi từ Chicago, nhưng rồi Số 22 báo trễ, nên đã rời chuyến tàu đó. Sao Chổi dừng ngay tiếp đó và tôi bắt nó. Vẫn chưa thể chợp mắt bởi vì khoang ngủ không còn chỗ trống.”
Người soát vé gật đầu. “Anh trai cô-ông ấy sẽ không bao giờ đi tàu.”
Cô bật cười. “Phải, anh ấy sẽ không đâu.”
Những người ở bên động cơ nhìn cô đi khỏi. Cậu công nhân trẻ tuổi cũng ở cùng họ. Cậu hỏi, chỉ tay về phía cô, “Đó là ai?”
“Là người điều hành tập đoàn vận chuyển Taggart,” người kỹ sư nói; giọng nói tỏ rõ sự tôn trọng. “Là Phó giám đốc quản lí Chi Phí Vận Hành.”
Khi con tàu lao về phía trước, tiếng còi của nó vang khắp cánh đồng, cô ngồi bên cửa sổ, châm thêm một điếu thuốc. Cô nghĩ: Mọi thứ đang vỡ vụn thành từng mảnh, như thế này, trên khắp đất nước, có thể đoán trước ở bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào. Nhưng cô không thấy lo lắng hay giận dữ; cô không có thì giờ cho cảm xúc.
Đây là một rắc rối nữa, để giải quyết cùng với những người khác Cô biết rằng tổng giám đốc công ty con Ohio không ổn và vì ông ta là bạn của James Taggart. Cô chưa nhấn mạnh việc tống khứ ông ta từ rất lâu trước đó chỉ vì cô không có ai tốt hơn để thế chỗ ông ta. Người tốt thật khó tìm. Nhưng cô sẽ tống khứ ông ta, cô nghĩ, và cô sẽ chuyển nhiệm chỗ của ông ta cho Owen Kellog, vị kỹ sư trẻ đang đảm đương công việc xuất sắc với tư cách một trong những phụ tá quản lý Nhà ga Taggart tại New York; chính là Owen Kelogg người điều hành Nhà ga. Cô đã theo dõi công việc của anh ta được một thời gian; cô luôn tìm kiếm những tia sáng của năng lực, như người đi tìm kim cương giữa vùng đất khô cằn không hứa hẹn. Kellog vẫn còn quá trẻ để trở thành tổng giám đốc của một công ty con; cô đã định đợi cậu thêm một năm, nhưng không còn thời gian nữa. Cô sẽ sớm gặp cậu khi quay lại.
Dải đất, mờ nhạt dần ngoài cửa số, với tốc độ nhanh dần, rồi chìm vào làn khói xám. Qua những tính toán khô khan trong tâm trí cô, cô nhận thấy cô có thời gian cho cảm xúc: đó là hành vi tận hưởng, không dễ dàng.
Với một tiếng rít trong không khí, Sao Chổi đi vào đường hầm của Nhà Ga Taggart nằm dưới thành phố New York, Dagny Taggart đứng thẳng dậy. Cô luôn cảm có cảm giác đó mỗi khi tàu xuống lòng đất – một cảm giác hồ hởi, hy vọng và phấn khích thầm kín. Cảm giác đó hiện hữu đơn thuần như bức tranh của một vật thể không có hình hài với màu lỗi, nhưng bức hình được phác họa bằng đường nét sắt sảo khiến nó trông sắt nét, quan trọng và đáng để thực hiện.
Cô dõi theo đường hầm khi nó khuất dần: những tường bê tông trần, những mạng lưới của ống và dây, của đường ray đi vào các hố đen nơi có đèn xanh và đỏ chuyển màu lơ lửng từ xa. Không thứ gì, không điều gì có thể thuyên giảm nó, từ đó có thể chiêm ngưỡng mục đích trần trụi và sự khéo léo đã làm nên nó. Cô nghĩ về tòa nhà Taggart đang đứng trước mặt cô ngay lúc này, vươn thẳng lên trời, và cô nghĩ: Đây là rễ của tòa nhà, những nhánh rễ xoắn sâu xuống mặt đất, nuôi sống thành phố.
Khi tàu dừng, cô bước xuống và nghe tiếng bê tông của bệ đứng ở dưới gót chân, cô cảm thấy nhẹ người, bay bổng, thúc đẩy cô hành động. Cô lao đi, bước thật nhanh, như thể tốc độ bước chân cô tạo hình cho điều mà cô cảm thấy. Đó là những giây phút trước khi cô nhận ra cô đang huýt sáo theo giai điệu của một khúc nhạc-và đó là chủ đề Thứ Năm của Halley.
Cô có cảm giác ai đó nhìn về phía cô rồi quay mặt đi. Cậu nhân viên trẻ đứng nhìn cô trong băn khoăn.
Cô ngồi tựa cách tay lên chiếc ghế lớn đối diện bàn của James Taggart, áo khoác cô treo vắt lên một bộ đồ du lịch nhăn nhúm.
Eddie Willers ngồi ở góc phòng, liên tục ghi chú. Chức danh của anh là Trợ Lý Đặc Biệt cho Phó Chủ Tịch quản lí Chi Phí Vận Hành, và nhiệm vụ chính của anh là vệ sĩ giúp cô không bị lãng phí thời gian. Cô yêu cầu anh có mặt tại các cuộc họp như thường lệ này, bởi cô chưa từng phải giải thích cho anh gì thêm. James Taggart ngồi ở bàn của ông, đầu nghiêng xuống vai.
“Tuyến Rio Norte là bãi phế liệu từ đầu chí cuối,” cô nói. “Nó còn tệ hơn là em tưởng. Nhưng chúng ta sẽ cứu được nó.”
“Tất nhiên rồi,” James Taggart nói.
“Một số tuyến có thể cứu với được. Không nhiều và cũng không lâu nữa. Chúng ta sẽ tiến hành lắp thêm tuyến đường mới tại các khu vực núi, đầu tiên là Colorado. Chúng ta sẽ có tuyến đường mới trong vòng hai tháng.”
“Ồ, Orren Boyle có nói là ông ấy sẽ-“
“Em đã đặt đường ray từ Rearden.”
Có tiếng hắng giọng khẽ phát ra khi Eddie Willers cố gắng không tỏ ra vui mừng.
James Taggart không trả lời ngay.
“Dagny, sao em không yên vị và làm đúng chức trách của mình?” ông rốt cuộc cũng cất giọng; với giọng điệu nhỏ nhẹ. “Không ai tổ chức họp mặt như thế này cả.”
“Em thì có.”
Cô đợi. Ông hỏi, né tránh ánh mắt của cô, “Có phải em nói là em đã đặt đường ray từ Rearden?”
“Vào tối hôm qua, em đã gọi điện cho ông ta từ Cleverland.”
“Nhưng Hội Đồng chưa thông qua. Anh chưa hề thông qua nó. Em không bàn bạc gì với anh.”
Cô vươn người về phía trước, nhấc ống nghe của điện thoại trên bàn ông và đặt vào tay ông.
“Hãy gọi Rearden và hủy đơn,” cô nói.
James Taggart thụt lùi về lưng ghế. “Anh không hề nói như vậy,” ông trả lời một cách khó chịu.
“Anh hoàn toàn không nói như vậy.”
“Vậy thì nó sẽ được giữ nguyên?”
“Anh cũng không nói điều đó.” Cô quay đầu.
“Eddie, hãy lập bản hợp đồng với Rearden. Jim sẽ kí xác nhận.”
Cô lấy ra một mẫu ghi chú nhàu nát từ túi áo và ném sang Eddie.
“Đây là mẫu đơn và điều lệ.”
Taggart nói, “Nhưng mà Hội Đồng chưa-“
“Hội Đồng Quản Trị không liên quan gì đến chuyện này cả. Họ từng ủy quyền để anh mua đường ray cách đây mười ba tháng trước. Còn mua từ đâu thì tùy anh.”
“Anh không nghĩ đó là điều đúng đắn khi đưa ra quyết định mà chưa làm rõ ý kiến với Hội Đồng Quản Trị. Và anh chẳng thấy lí do gì để làm chuyện này rồi chịu trách nhiệm cả.
“Em sẽ chịu trách nhiệm.”
“Thế còn những khoản chi-“
“Rearden đưa ra giá thấp hơn so với Cầu Nối Thép của Orren Boyle.”
“Phải, và còn Orren Boyle thì sao?”
“Em đã hủy hợp đồng. Chúng ta có quyền hủy nó từ sáu tháng trước.”
“Em đã làm chuyện đó khi nào?”
“Hôm qua.”
“Nhưng ông ta không hề gọi anh để xác nhận.”
“Ông ta sẽ không gọi.”
Taggart nhìn xuống bàn. Cô tự hỏi tại sao ông đã khó chịu về thỏa thuận với Rearden, và sự khó chịu đó lại kỳ quặc và lảng tránh như vậy. Rearden Steel là nhà cung cấp chính cho tập đoàn vận chuyển Taggart trong mười năm, kể từ lúc lò đốt Backden được nhóm lửa, vào thời mà cha của họ còn là chủ tịch của ngành đường ray. Trong mười năm, hầu hết đường ray của họ đến từ Thép Rearden. Rất ít công ty nào có thể đáp ứng được đơn hàng, hoàn thành đúng thời hạn và đúng với tiêu chuẩn đề ra. Thép Rearden là một trong số ít công ty đó. Nếu cô đã mất hết lí trí, dẫu Dagny, cô có thể kết luận rằng anh trai ghét thỏa thuận với Rearden bởi vì Rearden luôn hoàn tất công việc của ông ấy ở hiệu suất cao nhất; nhưng cô sẽ không kết luận điều đó, vì cô nghĩ rằng cảm giác như vậy không nằm trong khả năng con người.
“Không công bằng,” James Taggart nói.
“Điều gì không công bằng?”
“Chúng ta đã luôn ưu tiên công việc kinh doanh với Rearden. Dường như chúng ta cũng nên cho ai khác một cơ hội. Rearden không cần chúng ta; ông ta đã đủ mạnh rồi. Chúng ta nên giúp các công ty nhỏ phát triển. Còn không chúng ta chỉ đang khuyến khích sự độc quyền.
“Đừng dài dòng nữa, Jim.”
“Tại sao chúng ta luôn yêu cầu mọi thứ từ Rearden?”
“Bởi vì chúng ta luôn có được cái ta muốn.”
“Anh không thích Henry Rearden.”
“Em thì có. Nhưng có quan trọng gì chứ, dù cách nào đi chăng nữa? Chúng ta cần đường ray và ông ta là người có thể trao nó cho chúng ta.”
“Nhân tố con người rất quan trọng. Em không có nhận thức gì về nhân tố con người cả.”
“Chúng ta đang bàn về việc cứu lấy một tuyến đường sắt, Jim ạ.”
“Vâng, tất nhiên, tất nhiên rồi, nhưng em, vẫn không có nhận thức gì về nhân tố con người.”
“Phải. Em không có.”
“Nếu chúng ta đặt hàng loạt đơn đường ray từ Rearden-“
“Chúng ta sẽ không nhận được thép. Mà là Kim Loại của Rearden.”
Cô luôn tránh những phản ứng cá nhân, nhưng cô buộc phải phá lệ khi cô nhìn thấy sắc mặt của Taggart. Cô bật cười.
Kim loại của Rearden là một hợp kim mới, được sản xuất bởi Rearden sau nhiều năm thử nghiệm. Ông đã đưa nó ra thị trường gần đây. Ông không nhận được đơn hàng và không tìm được khách hàng nào.
Taggart không thể hiểu sự thay đổi đột ngột sau tiếng cười của Dagny, một giọng nói lạnh lùng và gay gắt. “Không cần đâu Jim. Em biết hết những điều anh định nói. Rằng chưa một ai từng dùng nó. Không một ai công nhận Kim Loại Rearden. Không một ai quan tâm đến nó. Không một ai muốn nó. Tuy nhiên, đường ray của chúng ta sẽ đường làm từ Kim Loại Rearden.”
“Nhưng…” Taggart nói, “nhưng…nhưng chưa có ai từng dùng đến nó cả!”
Ông quan sát, với sự thỏa mãn, khi cô im lặng vì tức giận. Ông thích quan sát cảm xúc; chúng như những đèn lồng đỏ được treo dọc theo góc khuất thuộc về tính cách của người khác, tạo ra những điểm dễ bị tổn thương. Nhưng làm cách nào để một người có xúc cảm với một loại hợp kim, và cảm xúc đó mới rõ ràng làm sao, nhưng nó quá xa lạ với ông; nên ông cũng không biết phải làm gì dù đã nhận ra nó.
“Sự đồng thuận đối với một tổ chức luyện kim hàng đầu,” ông nói, “Kim Loại của Rearden là điều mơ hồ và vẫn còn gây tranh cãi-“
“Hãy thôi đi, Jim.”
“Nếu vậy, thì em đã nghe ý kiến từ ai?”
“Em không hỏi ý kiến.”
“Vậy em xác thực bằng thứ gì?”
“Phán xét.”
“Nếu vậy, thì đó là lời phá xét của ai?”
“Của em.”
“Nhưng em đã bàn bạc với ai về nó?”
“Không ai cả.”
“Vậy em biết gì về Kim Loại Rearden?”
“Nó là thứ tốt nhất từng được đưa ra thị trường.”
“Tại sao?”
“Vì nó rắn rỏi hơn thép, rẻ hơn thép và sẽ trường tồn hơn những kim loại khác.”
“Nhưng ai đã nói thế?”
“Jim, em đã học kỹ sư ở trường cao đẳng. Khi em nhìn mọi vật, em có thể hiểu chúng.”
“Vậy em đã thấy gì?”
“Công thức của Rearden và những bài thử nghiệm ông ta đã đưa em xem.”
“Vậy thì, nếu có gì tốt, thì ai đó đã dùng nó, nhưng chẳng có ai cả.” Ông nhìn thấy tia giận dữ, và tiếp tục lo lắng: “Làm cách nào em biết là nó tốt? Làm cách nào em chắc chắn? Làm cách nào em quyết định?”
“Phải có ai đó quyết định những chuyện như thế Jim ạ. Sẽ là ai?”
“Nếu vậy, thì anh không hiểu vì sao chúng ta phải là người đầu tiên. Anh hoàn toàn không hiểu vì sao.”
“Liệu anh có muốn cứu tuyến Rio Norte hay không?” Ông không trả lời. “Nếu tuyến đường hoạt động tốt, em sẽ loại bỏ từng đoạn đường ray trên toàn hệ thống và thay thế bằng Kim Loại Rearden. Tất cả chúng cần được thay thế. Không còn cái nào có thể trụ được lâu hơn nữa. Nhưng chúng ta không thể đạt được điều đó. Chúng ta cần thoát khỏi cái hố tồi tệ này trước đã. Liệu anh có muốn chúng ta vượt qua hay không?”
“Chúng ta vẫn có tuyến đường sắt tốt nhất nước. Những công ty khác còn tệ hơn nhiều.”
“Vậy là anh muốn chúng ta cứ ở yên trong cái hố?”
“Anh không nói điều đó!”
Sao em không đơn giản hóa mọi thứ theo cách đó? Và nếu em lo lắng về tiền bạc, anh không hiểu tại sao em lại muốn lãng phí nó cho tuyến Rio Norte, khi mà Phoenix-Dunrago đã cướp hết công việc kinh doanh của chúng ta ở dưới kia. Tại sao phải chi tiền khi chúng ta không có sự bảo vệ trước đối thủ cạnh tranh, người sẽ hủy hoại khoản đầu tư của chúng ta?”
“Bởi vì Phoenix-Dunrago là tuyến đường sắt tuyệt vời, nhưng em dự định sẽ làm cho tuyến Rio Norte tốt hơn thế. Bởi vì em sẽ đánh bại Phoenix-Durango, nếu cần thiết-thì không chỉ là đánh bại, bởi vì còn có hai hoặc ba tuyến có cơ hội dẫn đến Colorado. Bởi vì em sẽ thế chấp hệ thống để xây dựng chi nhánh tới bất kì quận nào gần Ellis Wyatt.”
“Anh đã nghe quá đủ về Ellis Wyatt rồi.”
Ông không thích cái cách cô di chuyển ánh mắt hướng về ông rồi trở nên bất động, chằm chằm, trong giây lát.
“Anh không thấy nhu cầu cấp thiết nào cả.”, ông nói; tỏ rõ cảm giác bị xúc phạm.
“Theo em thì điều gì đáng báo động khi xét đến tình hình của tập đoàn vận chuyển Taggart?”
“Hậu quả từ chính sách của anh, Jim ạ.”
“Chính sách nào?”
“Chính sách mười chính tháng thử nghiệm với Cầu nối Thép, là một. Tiếp đó, là thảm kịch Mexico.”
“Hội đồng quản trị đã thông qua hợp đồng với Cầu nối Thép,” ông vội vàng nói.”Hội đồng đã bỏ phiếu để xây dựng tuyến Sebastián. Bên cạnh đó, anh không hiểu vì sao em gọi nó là thảm kịch.”
“Bởi vì hiện giờ chính phủ Mexico sẽ quốc hữu hóa tuyến đường của anh bất kì lúc nào.”
“Nói dối!” Giọng ông nói gần giống một tiếng thét. “Đó chẳng là gì khác ngoại trừ tin đồn xấu! Anh có quyền lực nội bộ rất tốt ở đó-“
“Đừng tỏ ra sợ hãi, Jim,” cô nói giọng mỉa mai.
Ông không trả lời.
“Không ích gì đâu khi phát hoảng vào lúc này,” cô nói “Những gì chúng ta có thể là giảm thiểu rủi ro trước cơn bão này. Nó sẽ là một cơn bão rất xấu.
Bốn mươi triệu đô la là một tổn thất lớn mà chúng ta không thể phục hồi mau chóng. Nhưng tập đoàn vận chuyển Taggart vẫn tồn tại sau bao biến cố. Em thấy rằng nó sẽ trụ được biến cố này.”
“Anh từ chối xem xét, anh hoàn toàn từ chối xem xét khả năng của tuyến San Sebastián bị quốc hữu hóa!”
“Được rồi. Vậy thì đừng xem xét.”
Cô giữ yên lặng. Ông nói trong sự bác bỏ, “Anh không hiểu vì sao em lại sốt sắng tạo cơ hội cho Ellis Wyatt, liệu em nhận ra sẽ sai lầm khi tham gia phát triển một đất nước xấu số, một đất nước không bao giờ có được cơ hội.”
“Ellis Wyatt không yêu cầu một ai trao cho ông ta cơ hội. Và công việc của anh cũng không phải là trao đi cơ hội. anh điều hành đường ray.”
“Đó là một cái nhìn hạn hẹp, đối với em mà nói. Em không hiểu vì sao chúng ta phải giúp một người thay vì một quốc gia.”
“Anh không hứng thú vào việc giúp đỡ người khác. Anh muốn kiếm tiền.”
“Đó là một thái độ thiếu thực tế. Lòng tham ích kỷ vì lợi nhuận đã là dĩ vãng. Nhìn chung thì mọi người đều thừa nhạn rằng lợi ích của toàn xã hội luôn phải được đề cao trong bất kì hoạt động kinh doanh nào-” “Anh định tránh nói đến vấn đề trong bao lâu nữa đây Jim”
“Vấn đề gì?”
“Đơn hàng Kim Loại Rearden.”
Ông không trả lời. Ông im lặng quan sát cô. Cơ thể mảnh khảnh của cô, như sắp gục xuống vì kiệt sức, nó được giữ thẳng nhờ đường thẳng của hai vai, và bờ vai được giữ bởi nỗ lực có ý thức của ý chí. Ít người thích khuôn mặt cô: khuôn mặt quá lạnh lùng, đôi mắt quá mãnh liệt; không gì có thể khiến cô để mắt tới bằng một cái nhìn mềm mại. Đôi chân mỹ miều, nghiêng theo thành ghế ngay giữa tầm nhìn của ông, khiến ông khó chịu; nó khiến ông để lộ những điều ông toan tính.
Cô giữ im lặng; ông buộc phải hỏi, “Liệu em đã đặt hàng theo cách đó, chỉ chóng vánh sau một cuộc gọi?”
“Em đã quyết định nó từ sáu tháng trước. Em đã đợi Hank Rearden chuẩn bị khâu sản xuất.”
“Đừng gọi hắn ta là Hank Rearden. Nghe rất tầm thường.”
“Đó là cách mà người ta gọi ông ấy. Đừng chuyển đề tài.”
“Sao em không gọi điện cho ông ta vào tối qua?”
“Em không thể liên lạc sớm hơn.”
“Tại sao em không đợi cho đến khi trở về New York rồi-“
“Vì em đã xem tuyến Rio Norte.”
“Nếu vậy, anh cần thời gian để cân nhắc, để đưa vấn đề ra trước hội đồng quản trị, để nhận được ý kiến tốt nhất-“
“Không còn thời gian nữa.”
“Em không cho anh lấy một cơ hội để nghĩ ra một ý kiến nữa.”
“Em không cần ý kiến của anh. Em sẽ không tranh luận với anh, với hội đồng hoặc các chuyên gia của anh. Anh có một lựa chọn cần được đưa ra và anh sẽ quyết định nó ngay lúc này. Hãy nói có hoặc không.”
“Đó là một điều vô lí, độc đoán, một cách tự ý-“
“Có hay không?”
“Đó là vấn đề ở em. Em luôn biến nó thành ‘Có’ hoặc ‘Không.’ Mọi thứ không tuyệt đối như thế. Không có gì là tuyệt đối.”
“Đường ray thì có đấy. Chúng ta có lắp đặt chúng hay không, là điều tuyệt đối.”
Cô chờ đợi. Ông không trả lời.
“Sao đây?” cô hỏi.
“Em có chịu trách nhiệm cho điều đó không?”
“Em có.”
“Vậy làm đi,” ông nói, và thêm vào, “nhưng khi em cận kề rủi ro. Anh sẽ không hủy đơn, nhưng anh sẽ không làm đúng như những điều anh sắp nói với hội đồng quản trị.”
“Hãy nói bất cứ điều gì anh muốn.”
Cô đứng lên để đi ra. Ông cúi người xuống bàn, lưỡng lự dừng cuộc gặp mặt và để kết thúc nó một cách dứt khoát.
“Em biết đấy, một điều hiển nhiên, một thời hạn khá dài là điều cần thiết để hoàn thành việc này,” ông nói; ngôn từ có chút hy vọng. “Nó không đơn giản như em nghĩ đâu.”
“Ồ tất nhiên rồi,” cô nói. “Em sẽ gửi anh bản báo cáo đầy đủ, Eddie sẽ giúp anh trong quá trình hoàn thiện. Em sẽ đi Philadenphia tối nay để gặp Rearden. Ông ấy và em có rất nhiều việc cần làm.” Cô thêm vào, “Nó đơn giản như vậy đấy, Jim.”
“Cô đã quay lưng bước đi, khi ông lại cất lời-và những gì ông nói dường như không hề liên quan. “Sẽ ổn với em thôi, bởi vì em may mắn. Những người khác không thể làm điều đó.”
“Làm điều gì?”
“Những người khác là con người. Họ nhạy cảm. Họ không thể dâng hiếng cả đời cho sắt thép và động cơ. Em thật may mắn-em chưa từng có một xúc cảm nào. Em không cảm được điều gì cả.”
Khi cô nhìn ông, đôi mắt xám đen của cô nhẹ nhàng thay đổi từ kinh ngạc đến điềm tĩnh, rồi đến một biểu cảm lạ kỳ được hợp thành từ sự mệt mỏi, ngoại trừ việc nó là phản chiếu từ sức nặng của khoảnh khắc này.
“Phải, Jim ạ,” cô khẽ nói, “Em đoán em chưa từng cảm nhận được điều gì cả.”
Eddie Willers theo cô đến văn phòng của cô.
Bất cứ lúc nào cô trở về, anh cảm thấy thế giới trở nên rõ ràng, đơn giản, và dễ dàng hơn để đối mặt-và anh đã quên đi những giây phút sợ hãi vô hình trong anh. Anh là người duy nhất nhận thấy việc cô nên là người đảm nhiệm chức Phó giám đốc của tuyến đường ray lớn là lẽ tự nhiên, dù cô là phụ nữ. Cô đã nói với anh, năm anh mười tuổi, là sẽ có ngày cô điều hành đường ray. Điều đó không làm anh kinh ngạc ở hiện tại, cũng như nó chưa từng làm anh kinh ngạc từ ngày hôm đó trong sự quang đãng của khu rừng.
Khi họ bước vào văn phòng, khi anh thấy cô ngồi vào bàn và nhìn vào các ghi chú anh để lại cho cô-anh cảm giác như lúc ngồi trong xe của anh, động cơ được khởi động và những bánh xe có thể tiến về phía trước.
Anh sắp rời văn phòng cô, rồi chợt nhớ ra một vấn đề chưa được báo cáo.

“Owen Kellog ở Trạm Ga đã hỏi tôi về một buổi gặp mặt với cô,” anh nói.

Cô nhìn lên, kinh ngạc. “Buồn cười làm sao. Tôi sắp sửa gửi lời mời đó đến anh ấy. Hãy mời anh ta lên. Tôi muốn gặp anh ấy…. Eddie,” cô chợt thêm vào, “trước khi tôi bắt đầu, hãy nói với họ là tôi muốn gặp Ayers của công ty phát hành nhạc Ayers qua điện thoại.”

“Công ty phát hành nhạc?” anh hỏi lại một cách hoài nghi.

“Phải. Tôi có chuyện muốn hỏi ông ta.”

Khi giọng của ông Ayers, một cách háo hức, hỏi về dịch vụ gì mà ông có thể mang đến cho cô, cô hỏi, “Ông có thể nói tôi biết liệu Richard Halley đã viết một bản hòa tấu dương cầm mới, bản thứ Năm?”

“Bản giao hưởng thứ Năm sao, thưa cô Taggart? Sao, không, tất nhiên là ông ấy không rồi.”

“Ông ấy còn sống chứ?”

“Sao, vâng-điều đó, tôi không dám chắc, ông ấy đã hoàn toàn lánh mặt công chúng-nhưng tôi chắc chắn là chúng tôi đã biết tin nếu ông ấy qua đời.”

“Nếu ông ấy sáng tác bản nhạc nào, thì liệu ông có biết không?”

“Tất nhiên. Chúng tôi sẽ là người đầu tiên được biết. Chúng tôi phát hành tất cả nhạc của ông ấy. Nhưng ông ấy đã ngừng việc sáng tác rồi.”

“Tôi hiểu. Cảm ơn ông.”

Khi Owen Kellog bước vào văn phòng, cô nhìn anh với sự mãn nguyện. Cô rất hài lòng khi nhận ra cô đã đúng trong phỏng đoán về ngoại hình của anh – gương mặt anh có nét tương đồng với cậu nhân viên trẻ ở trên tàu, gương mặt của một người tốt mà cô có thể hợp tác.

“Mời ngồi, anh Kellogg.” cô nói, nhưng anh vẫn đứng trước bàn cô.

“Đã có lần cô từng hỏi tôi về việc tôi có quyết định thay đổi công việc của mình, thưa cô Taggart,” anh nói. “Nên tôi đến để nói với cô là tôi sắp sửa nghỉ việc.”

Cô đã đoán trước mọi thứ ngoại trừ việc này; phải mất một lúc trước khi cô khẽ hỏi, “Vì sao?”

“Ví lí do cá nhân.”

“Có phải vì anh bất mãn với công việc ở đây?”
“Không.”

“Anh định sẽ làm cho hãng nào?”

“Tôi sẽ không làm cho hãng nào cả, thưa cô Taggart.”

“Vậy anh đang nói đến công việc gì?”

“Tôi vẫn chưa quyết định.”

Cô ngồi quan sát anh, cảm giác hơi khó chịu. Khuôn mặt anh không có sự thù địch; anh nhìn thẳng vào cô, anh trả lời đơn giản, thẳng thắn; anh nói như một người không có gì để giấu diếm, hoặc để làm rõ; khuôn mặt lịch sự và trống rỗng.

“Vậy vì sao anh muốn nghỉ việc?”

“Đó là vấn đề cá nhân.”

“Anh bị ốm? Là do sức khỏe của anh?”

“Không.”

“Anh sắp sửa rời khỏi thành phố?”

“Không.”

“Anh có được hưởng lương sau khi nghỉ việc không?”

“Không.”

“Anh có còn ý định tiếp tục làm việc kiếm sống không?”
“Có.”

“Nhưng anh không muốn làm việc cho hệ thống đường ray Taggart.”
“Phải.”

“Trường hợp này, phải có điều gì đã xảy ra khiến anh quyết định như thế. Là điều gì?”

“Không có gì cả, thưa cô Taggart.”

“Tôi mong anh có thể nói tôi biết. Tôi thực lòng muốn biết.”
“Liệu cô sẽ tin tôi chứ, thưa cô Taggart?”

“Vâng.”

“Không ai, vấn đề hay sự kiện nào liên quan đến công việc của tôi ở đây khiến tôi đưa ra quyết định đó cả.”

“Anh không có mâu thuẫn cụ thể nào đối với hệ thống đường ray Taggart?”

“Phải.”

“Vậy tôi nghĩ anh sẽ cân nhắc lại sau khi đã nghe lời đề nghị của tôi?”

“Tôi rất tiếc, thưa cô Taggart. Tôi không thể.”

“Liệu tôi có thể nói anh biết suy nghĩ của tôi không?”

“Có, nếu đó là điều cô muốn.”

“Liệu anh có tin tôi rằng tôi đã quyết định trao đến anh vị trí mà tôi đã cân nhắc trước đó, trước thời điểm anh hỏi gặp tôi? tôi muốn anh biết điều đó”

“Tôi sẽ luôn tin lời cô, thưa cô Taggart.”

“Đó là vị trí tổng giám đốc công ty con ở Ohio. Nó là của anh, nếu anh muốn.”

Khuôn mặt anh không hề có phản ứng, như thể những ngôn từ đó không có nghĩa gì với anh hơn so với một kẻ nông cạn không biết gì về đường ray.

“Tôi không muốn nó, thưa cô Taggart,” anh trả lời. Sau một hồi, cô nói, giọng đanh lại, “Hãy tự viết tấm vé của anh đi Kellog. Hãy ra giá. Tôi muốn anh ở lại. Tôi có thể đáp ứng cho anh bất kì thứ gì mà những hãng đường ray khác có thể.”

“Tôi sẽ không làm việc cho bất kì hãng đường ray nào khác.”

“Tôi tưởng là anh yêu công việc của mình.”

Đây là biểu cảm đầu tiên ở anh, một dấu hiệu nhỏ khi đôi mắt anh mở to và sự rõ ràng trong giọng nói khi anh trả lời, Tôi có.”

“Vậy hãy nói tôi biết rằng điều gì mà tôi nên nói để giữ anh lại!”

Sự chân thành và tự nguyện ở cô quá rõ ràng, như thể nó đã khiến anh rung động.
“Có lẽ tôi đã không công bằng khi đến đây gặp cô để báo mình nghỉ việc, thưa cô Taggart. Tôi biết cô yêu cầu tôi nói với cô bởi vì cô muốn tôi có được cơ hội tự đưa ra lời đề nghị. Vậy nên khi tôi đến, điều đó khiến tôi trông như đến để thỏa thuận. Nhưng tôi không. Tôi đến chỉ để…Tôi đến để nói cô biết sự thật.”

Sự đứt quãng trong giọng nói của anh như một tia sáng để cho cô nhận ra sự quan tâm và lời đề nghị của cô có ý nghĩa như thế nào với anh; và quyết định của anh là điều không dễ dàng.

“Kellog, liệu không còn gì khác để tôi có thể trao đến anh sao?” cô hỏi.

“Không gì cả, thưa cô Taggart. Không điều gì trên thế gian này.”

Anh quay lưng đi. Lần đầu tiên trong đời cô, cô cảm thấy bất lực và thất bại.
“Tại sao?” cô hỏi, câu hỏi không hướng đến anh.

Anh ngừng lại. Nhún vai và mỉm cười-anh thấy mình sống lại trong giây lát và đó là nụ cười lạ kỳ nhất cô từng thấy: nó chứa đựng một sự tiêu khiển mơ hồ, và đau lòng, và cay đắng vô bờ. Anh đáp lời: “Ai là John Galt?”

Bình luận về bài viết này