Phần I – Chương 2: DÂY XÍCH

Mở đầu bằng một vài đốm sáng. Con tàu của hãng Taggart đang lăn bánh tiến đến Philadenphia, những ánh sáng rực rỡ xuất hiện trong bóng tối; chúng như vô định giữa cánh đồng trơ trọi, chúng quá mạnh mẽ để trở nên vô định. Những hành khách giương mắt nhìn những ánh đèn, không một chút hứng thú.

Tiếp đó là mảng đen của khối kiến trúc, mập mờ ở chân trời, rồi tòa nhà lớn, ở gần đường ray; tòa nhà rất tối, và sự phản chiếu của những ánh đèn xe lửa lóe sáng ngang qua lớp kính cứng của các bức tường.

Một đoàn tàu chở hàng che khuất tầm nhìn, lấp đầy các cửa sổ bằng những tiếng ồn ào ạt. các toa xe phẳng lao đi, những hành khách nhìn thấy những khối kiến trúc từ xa, dưới ánh sắt mờ nhạt, đỏ thẳm của bầu trời; ánh sáng chớp tắt trập trùng, như thể những khối kiến trúc kia đang thở.

Khi đoàn tàu chở hàng biến mất, họ thấy những tòa nhà góc cạnh được bọc trong những cuộn dây hơi nước. Những tia sáng từ một vài ánh đèn mạnh cắt xuyên qua các cuộn dây. Làn hơi nước có màu đỏ như bầu trời.

Thứ xuất hiện tiếp theo không giống như một tòa nhà, mà giống như một lớp vỏ kính ca rô được bao bọc bởi dầm, cần cẩu và trong sự lan tỏa của một ngọn lửa cam, chói chang, rạo rực.

Những hành khách không thể nắm bắt được hình thù phức tạp của thành phố cách đó hàng dặm, có sức sống trong sự vắng mặt của con người. Họ thấy những tòa tháp trông như tòa nhà chọc trời uốn lượn, những cây cầu lửng lơ giữa không trung và lửa đang tuôn trào từ miệng của những vết thương trên những bức tường rắn. Họ thấy quầng sáng của một ống xi-lanh đang di chuyển trong đêm tối; ống xi-lanh được làm từ kim loại nóng chảy.

Một tòa văn phòng xuất hiện, gần đường ray. Một biển hiệu neon lớn trên mái hắt vào các hàng ghế ngồi trên đường ngang qua. Biển hiệu: THÉP REARDEN.

Một hành khách, là giáo sư kinh tế, đưa ra lời nhận xét với bạn đồng hành: “Một cá thể có tầm quan trọng như thế nào đối với thành tựu tập thể trong thời đại công nghiệp của chúng ta?”

Một người khác, là nhà báo, ghi chép lại một dự định tương lai của anh: “Hank Rearden là kiểu người luôn để lại tên lên bất kì thứ gì ông chạm vào. Bạn có thể, từ điều này, để tự định hình ý kiến của bạn về tính cách của Hank Rearden.”

Đoàn tàu tiếp tục lăn bánh trong đêm cùng với một làn khói đỏ phóng lên bầu trời dọc dài theo khối kiến trúc Những hành khách không hề chú ý; hơi nóng từ thép tuôn ra không phải là điều họ được dạy để lưu tâm đến.

Đó là làn hơi nóng đầu tiên từ đơn hàng đầu tiên của Kim Loại Rearden. Đối với những người ở bên nắp vòi của lò nung bên trong các ống khói, hơi nóng từ kim loại chảy thoát ra miệng ống khói trông tựa như cảm giác rùng mình của buổi sáng sớm. Những vệt tuôn ra không trung có màu trắng tinh của ánh mặt trời.  Những cuộn hơi nước màu đen, nghi ngút bốc lên, đan xen với màu đỏ dữ dội. Những tia nước bắn lên theo nhịp co thắt, như động mạch vỡ. Không khí như bị cấu xé, phảng phất một ngọn lửa vô hình, những đốm lửa xoáy xuyên qua không trung, như thể nó không chứa đựng một cấu trúc nhân tạo, như thể nó đang tiêu hóa lấy những cột, dầm và cần cẩu ở trên. Nhưng kim loại lỏng không khoác lên mình sự hung bạo. Nó là một đường cong dài màu trắng với kết cấu của satin và sự rạng rỡ thân thiện của một nụ cười. Nó ngoan ngoãn chảy qua vòi đất sét, được kiềm hãm bởi hai cạnh viền tròn, nó tuôn qua một quãng hai mươi dặm từ trên không, xuống một cái máng dung tích hai trăm tấn. Một dòng chảy của những ngôi sao vắt trên dòng suối, có những tia lửa nhảy trên bề mặt mềm mại, trông tinh tế như một thanh vải mỏng và ngây ngô như pháo bông của trẻ nhỏ. Chỉ nhìn thoáng qua, người ta có thể nhận thấy dòng satin trắng đang sục sôi. Một số văng ra và rơi xuống bề mặt ở dưới: chúng vốn là kim loại,  nguội dần khi vừa chạm đất, thì bùng cháy.

Hai trăm tấn kim loại cứng hơn thép, tan chảy ở 4000°C, có khả năng tiêu diệt mọi bức tường của khối kiến trúc và bất kì ai làm việc bên dòng chảy. Nhưng mỗi mili, mỗi tải trọng và mỗi phân tử bên trong dòng chảy, được làm chủ bởi một mục đích có lí trí đã vận hành xuyên suốt mười năm.

Đung đưa trong bóng tối của nhà kho, là ánh sáng đỏ chói không ngừng hắt vào gương mặt người đàn ông đứng ở góc đằng xa; ông đứng dựa vào cột, quan sát. Tia sáng hắt vào mắt ông, đôi mắt có màu nhạt như băng tuyết xanh –  qua tấm lưới đen ở cột kim loại và những gợn tóc màu vàng của ông – qua đai chiếc áo măng-tô của ông, nơi ông giữ hai tay trong túi áo. Cơ thể ông cao và tiều tụy; ông đã luôn quá cao so với những người xung quanh ông. Khuôn mặt ông được tạc từ xương gò má nhô cao và một vài đường nét sắc bén; chúng không phải là đường nét của tuổi tác, ông luôn có vẻ ngoài như thế; nó làm ông trông già ở tuổi hai mươi, và giờ trông trẻ, ở tuổi bốn mươi lăm. Kể từ lúc mà ông có được nhận thức, người ta luôn nói là khuôn mặt ông xấu xí, bởi vì nó trông nó cứng đờ, và hung hăng, bởi vì trông nó thật lạnh lẽo. Cho đến giờ sự lạnh lẽo đó vẫn còn, như ánh mắt ông nhìn vào kim loại. Ông là Hank Rearden.

Kim loại vươn lên đỉnh của một cái mui và lăn xuống ào ạt. Những mảnh vụn chói lóa dần phát sáng từ trắng sang nâu, rồi tức thì chúng biến thành những giọt màu đen ánh kim, và bắt đầu vỡ vụn. Những vụn kim loại rơi thành từng khối dày, nâu trông như mảnh vụn của đất. Khi những mảnh vụn chất ngày một dày hơn, một vài miệng hố bật ra, cùng với dòng kim loại sục sôi bên trong.

Một người ở trên không, trong một ca bin cần cẩu ở phía trên. Anh đẩy cần gạt với một thao tác quen thuộc bằng một tay: một móc câu bằng thép rơi xuống theo chuỗi dây xích, nắm lấy cán của cái mui, nhấc nó lên một cách trơn tru như một xô sữa-và rồi hai tấn kim loại lướt trên không trung tiến về phía những hàng khuôn đang chờ được lấp đầy.

Hank Rearden ngả lưng, nhắm mắt.
Ông cảm nhận được thanh cột đang rung lên với tiếng rền của cần cẩu. Công việc đã hoàn tất, ông nghĩ. Một công nhân nhìn thấy ông và nở tràng cười thấu hiểu, như người bạn hữu trong buổi lễ ăn mừng, một người hiểu vì sao cái bóng cao kều, óng vàng kia đã hiện diện vào tối hôm nay. Rearden mỉm cười hồi đáp: đó là lời chào duy nhất mà anh nhận được.

Rồi ông khởi hành về lại văn phòng, lại một lần nữa – một bóng hình với một khuôn mặt lạnh lẽo.

Đã rất trễ vào thời điểm Hank Rearden rời văn phòng đêm đó để đi bộ từ nhà máy về nhà. Đó là những bước đi hàng dặm qua một đất nước hoang vắng, nhưng ông có cảm giác như ông đang đi bộ, trong vô thức.

Ông bước đi, một tay giữ trong túi áo, ngón tay ông chạm vào một chiếc vòng tay. Nó được làm từ Kim Loại Rearden, trong hình dáng sợi dây xích. Ngón tay ông di chuyển. Phải mất mười năm để làm được chiếc vòng. Mười năm, ông nghĩ, là một quãng thời gian dài.

Con đường tối, rợp bóng cây. Khi nhìn lên, ông có thể thấy một vài chiếc lá đang chạm tới những vì sao; những chiếc lá đã cong, khô và sắp rụng. Có ánh đèn từ xa phía bên kia thị trấn; nhưng những ánh đèn đó khiến cho con đường trông hiu quạnh hơn.

Ông không bao giờ thấy cô đơn ngoại trừ những lúc ông cảm thấy vui. Thỉnh thoảng, ông quay đầu lại nhìn về phía quầng sáng đỏ của bầu trời của nhà máy. Ông không nghĩ về mười năm trước: Những gì còn sót lại của quãng thời gian đó vẻn vẹn là một cảm xúc ông không thể gọi tên, ngoại trừ cảm giác về sự tĩnh lặng và trang nghiêm. Cảm xúc như một món tiền, và ông không buộc phải đếm lại những gì đã bỏ ra để kiếm được nó. Nhưng những thứ đã ra đi, thì không thể thu hồi, chúng chỉ ở đó, len lỏi trong cảm xúc.

Chúng là những đêm trôi qua ở những lò thiêu trong những phòng thử nghiệm của nhà máy –

– là những đêm trôi qua ở xưởng làm việc trong nhà ông, trên những tờ giấy được ông dùng để ghi chép những công thức, rồi xé vụn chúng trong cơn giận dữ vì không thành –

– là những ngày mà những nhà khoa học trẻ tuổi trong một nhóm nhỏ mà ông đã chọn để hỗ trợ ông, đợi chờ chỉ dẫn của ông như những người lính sẵn sàng trước một cuộc chiến vô vọng, và cùng đường với mọi phương cách, nhưng vẫn, tự nguyện, mà vẫn không cất lên, một câu nói lửng lơ giữa không trung. “Thưa ngài Rearden, điều này là không thể-“

– là những bữa ăn, bị gián đoạn và bỏ quên trong những dòng suy nghĩ mới, một ý nghĩ cần được nắm bắt ngay tức thì, để được thử, để được thử nghiệm, và để thực hiện trong suốt nhiều tháng, và để bị loại trừ như những thất bại khác –

– là những khoảnh khắc được bắt lấy giữa những hội nghị, những hợp đồng, những nghĩa vụ để trở thành hãng đường ray đứng đầu đất nước, được bắt lấy gần như trong sự lầm lỗi, trong một tình yêu thầm kín –

– là dòng suy nghĩ bất di bất dịch xuyên suốt mười năm, luôn hiện hữu trong những việc ông làm và những điều ông thấy, dòng suy nghĩ được ông giữ trong tâm trí mỗi khi ông nhìn vào những tuyến đường ray, những ánh đèn ở cửa sổ từ căn nhà ngoại ô, vào lưỡi dao trên tay người phụ nữ xinh đẹp khi cô đang cắt trái cây ở một bữa tiệc, một dòng suy nghĩ về loại hợp kim có thể làm được nhiều thứ hơn là thép có thể, một thứ kim loại có thể thay thể thép cũng như thép đã thay thế cho sắt –

– là những hành động tự dày vò khi ông từ bỏ hy vọng với một mẫu thử nghiệm, ông không cho phép bản thân biết là ông đã mệt mỏi, không cho ông có thời gian để cảm nhận, cuốn ông vào vòng xoáy tự tra tấn mình bằng: “không đủ tốt… chưa đủ tốt…” và tiếp tục không ngừng nghỉ để nuôi niềm tin rằng nó có sẽ hoàn thành –

– cho đến ngày mà nó được hoàn thành và kết quả sẽ được gọi là Kim Loại Rearden –

– đó là những thứ phải đi qua cái nóng trắng xóa, phải được tan chảy và hợp nhất trong ông, và sự hợp nhất đó là một cảm xúc tĩnh lặng, lạ kỳ khiến ông mỉm cười ở giữa một thị trấn trong đêm tối và tự hỏi vì sao hạnh phúc lại đớn đau đến vậy.

Sau một lúc, ông nhận ra là ông đang nghĩ về quá khứ, như những năm tháng trải rộng trước mắt ông, thôi thúc ông hồi tưởng về chúng thêm lần nữa. Ông không muốn nhìn về chúng; ông khinh thường sự hoài niệm như một sự nuông chiều vô nghĩa. Nhưng rồi ông hiểu ra rằng khi ông nhớ về chúng trong đêm nay là để tưởng nhớ về mẩu kim loại trong túi áo ông, Và cho phép ông được nhìn lại.

Ông thấy lúc ông ngồi ở mỏm đá và cảm nhận được giọt mồ hôi đang lăn từ thái dương xuống cổ. Ông mười bốn tuổi và đó là ngày làm việc đầu tiên của ông ở mỏ đá Minnesota. Ông đang cố gắng hít thở chống lại cơn đau ở ngực. Ông đứng, tự trách móc mình, bởi vì ông đã quyết là sẽ không mệt mỏi. Sau một lúc, ông trở quay lại với nhiệm vụ của mình; ông quyết định rằng cơn đau không phải là một lí do hợp lí để dừng lại.

Ông thấy lúc ông đứng bên cửa sổ văn phòng của ông và nhìn ra những mỏ đá; ông sở hữu chúng vào sáng hôm đó. Ông ba mươi tuổi. Những gì đã qua trong những năm tháng đó không quan trọng, cũng như nỗi đau không phải là vấn đề được lưu tâm hàng đầu. Ông đã làm việc ở những hầm mỏ, ở những xưởng đúc, ở những nhà máy thép phía bắc, tiến từng bước tới mục tiêu ông đã đề ra. Những gì ông còn nhớ về những công việc đó là những con người xung quanh ông dường như không bao giờ biết họ đang làm gì, trong khi ông luôn biết cách. Ông nhớ mình đã băn khoăn vì sao có nhiều mỏ đá đã đóng cửa, giống như những mỏ đá hiện tại cũng sắp sửa cho đến khi ông tiếp quản chúng. Ông nhìn vào những chồng đá ở đằng xa. Những công nhân đang đặt một bảng hiệu mới trên cánh cổng cuối con đường: Mỏ Đá Rearden.

Ông thấy một buổi chiều tối khi ông ngồi gục mặt lên chiếc bàn văn phòng. Đã trễ và nhân viên của ông đã ra về; nên ông có thể nằm đó một mình, không ai thấy. Ông đã thấm mệt. Lúc đó giống như ông đã chạy đua với chính cơ thể ông, và chạy đua với những năm tháng kiệt lực, mà ông đã luôn phớt lờ, tất cả đồng loạt tìm đến và đánh gục ông ngay trên chiếc bàn. Ông không cảm thấy gì cả, ngoại trừ mong muốn được bất động. Ông không đủ sức để cảm nhận – càng chẳng đủ sức để chịu đựng. Ông đã đốt cháy mọi thứ chỉ để thiêu rụi phần bên trong ông; ông đã gieo đi rất nhiều ngọn lửa để thắp lên rất nhiều thứ – và ông tự hỏi liệu rằng ai sẽ trao đến ông một tia lửa khi ông cần đến, ngay lúc đó ông cảm thấy như không bao giờ có thể tự vươn mình được nữa.

Ông tự hỏi ai đã giúp ông có động lực và không ngừng tiến lên. Rồi ông ngẩng đầu. Từ từ, với nỗi lực lớn nhất trong đời ông, ông có thể khiến bản thân ông vươn lên cho đến khi ông có thể ngồi thẳng với một tay tì xuống bàn và một cách tay rung rẩy nâng đỡ ông. Ông không bao giờ tự hỏi mình câu hỏi đó nữa.

Ông thấy lúc ông đứng trên đồi và nhìn xuống một khu đất hoang ảm đạm nơi có các công trình từng là nhà máy luyện thép. Nó đã đóng cửa và bị bỏ hoang. Ông đã mua nó vào đêm hôm trước. Có cơn gió mạnh và ánh sáng xám xuyên qua những áng mây. Trong ánh sáng đó, ông thấy màu nâu đỏ của sắt rỉ, giống như vết máu khô,  trên mặt thép của những cần cẩu khổng lồ – là màu xanh tươi của thực vật, loại săn mồi, mọc trên những vụn kính vỡ ở chân tường trơ thép. Ở cánh cổng đằng xa, ông thấy bóng người. Họ là những người thất nghiệp xuất thân từ nơi của những cán cuốc mục nát, một nơi đã từng là một thị trấn hưng thịnh. Họ đứng lặng, nhìn những ánh đèn xe ngang qua cổng nhà máy; họ tự hỏi liệu người đàn ông đứng trên đồi có phải là Hank Rearden như lời bàn tán, và liệu có thật là các nhà máy sẽ được mở cửa trở lại. “Vòng đời lịch sử của ngành luyện thép Pennsylvania đang dần sụp đổ,” tựa đề của một bài báo, “những chuyên gia tin rằng hành trình luyện thép của Rearden là điều vô vọng. Bạn sẽ sớm chứng kiến một cái kết vang dội của Henry Rearden vang dội.”

Đó là mười năm về trước. Đêm nay, cơn gió lạnh trên mặt ông giống như cơn gió của ngày hôm đó. Ông ngoái đầu nhìn lại. Quầng sáng đỏ của những nhà máy trút hơi thở ra bầu trời, một cảnh tượng tràn đầy sức sống trong ánh bình minh.

Đó là những điểm dừng của ông, những trạm dừng của một cảm xúc đã rung động và đã qua đi. Ông không còn nhớ rõ điều gì từ những năm tháng đó nữa, chúng như được xóa mờ, như những vệt sáng lướt qua.

Dù gì, ông nghĩ, thì những vệt sáng hay nỗi đau đó, là điều đáng có, vì chúng giúp ông có được hôm nay – ngày mà hơi nóng đầu tiên của đơn hàng Kim Loại Rearden đầu tiên được trút ra, trở thành những tuyến đường cho Tập đoàn vận chuyển Taggart.

Ông chạm vào chiếc vòng trong túi áo. Ông làm nó từ mẻ sắt đầu tiên. Chiếc vòng dành cho vợ ông. Khi vừa chạm vào, ông đột nhiên nghĩ đến một hình hài trừu tượng có tên là “vợ” – không giống như người mà ông đã kết hôn. Ông cảm thấy một nhát dao hối tiếc, giá như ông không làm chiếc vòng đó, để rồi làn sóng của sự dằn vặt lại ập đến.

Ông lắc đầu. Giờ không phải lúc dành cho sự nghi hoặc quá cố của ông. Ông cảm thấy có thể tha thứ tất cả với bất kì ai, bởi vì niềm hạnh phúc là nhân tố thanh tẩy cao cả nhất. Ông có lòng tin rằng đêm nay vạn vật đều cầu chúc ông điều tốt lành. Ông muốn gặp gỡ ai đó, mặt đối mặt một người lạ, để tháo bỏ mọi hoài nghi, rộng mở, và nói rằng, “Hãy nhìn vào tôi đi.” Con người, ông nghĩ, họ luôn khao khát một dấu hiệu của niềm vui cũng như ông đã luôn khao khát – một sự cứu rỗi khỏi áng mây đen đau khổ khó lí giải và luôn đeo bám ông. Ông chưa bao giờ hiểu thấu vì sao con người lại phải đau khổ.

Con đường tối chạy dài và mất hút ở đỉnh đồi. Ông ngừng bước và quay đầu. Quần sáng đỏ chỉ còn là vệt mỏng, xa xăm ở phía tây. Ở trên nó, hàng chữ nhỏ của bảng hiệu neon cách đó hàng dặm, như những chữ cái lửng lơ giữa trời: KIM LOẠI REARDEN.

Ông đứng thẳng, Như đang đứng trước hàng ghế của sự phán xét. Ông nghĩ về những bảng hiệu được mở sáng trong bóng đêm của đêm nay trên khắp đất nước: Mỏ Rearden – Quặng Rearden – Mỏ Đá Vôi Rearden. Ông nghĩ về những ngày dĩ vãng. Ông ước gì có thể mở sáng một bảng hiệu có ghi: Cuộc Đời Rearden.

Ông liền quay lưng và tiếp tục bước đi. Khi khoảng cách đường về nhà ông dần ngắn lại, ông nhận thấy bước chân ông chậm dần và cảm thấy điều gì đó đang rời tâm trí ông. Ông thấy mập mờ một sự miễn cưỡng không muốn bước vào nhà, một thứ cảm giác mà ông không muốn thừa nhận. Không, ông nghĩ, không phải đêm nay; họ sẽ hiểu nó, đêm nay. Nhưng ông  không biết, ông chưa một lần định nghĩa, là cảm giác gì mà ông muốn được họ hiểu.

Ông thấy ánh đèn ở cửa sổ phòng khách, khi ông tiến vào nhà. Căn nhà nằm trên đồi, vươn lên như một khối đồ sộ màu trắng; trơ trụi, với một vài trụ bán nguyệt như sự trang trí nửa vời; nó khoác lên hình hài của một tượng khỏa thân nhưng không đáng để phơi bày.

Ông không chắc vợ ông có để ý khi ông bước vào phòng khách. Bà ngồi bên lò sưởi, chuyện trò, đường cong của cánh tay uốn lượn theo từng lời bà nói. Ông nghe thấy sự đứt quãng trong giọng nói của bà, và tưởng là bà đã nhìn thấy ông, nhưng bà không ngẩng đầu và lời truyền đạt vẫn tiếp tục liền mạch; ông không chắc.

“- nhưng đó chỉ là một người phát chán với những thứ được xem là kì quan vật chất thuần túy.” bà nói. “Ông ấy đơn thuần là đã khước từ với niềm vui nhà cửa.” Rồi bà quay đầu, nhìn vào Rearden qua bóng tối giữa căn phòng dài, và cánh tay bà vươn hai ra một cách duyên dáng, nhưng hai cái cổ thiên nga ở hai bên.

“Sao thế, anh yêu.” cô nói với giọng điệu vui vẻ, “còn rất sớm để về nhà mà? chẳng phải vẫn còn nhiều lớp xỉ cần được quét và nhiều ống cần được tráng bóng sao?”

“Tất cả mọi người đều nhìn vào ông – mẹ ông, em trai ông-Philip và anh trai-Paul Larkin cùng với bạn cũ của họ.

“Anh xin lỗi,” ông trả lời. “Anh biết là anh đã về trễ.”

“Đừng nói là con xin lỗi,” mẹ ông nói. “Con có thể gọi điện.” Ông nhìn bà, rồi cố gắng nhớ ra điều đó trong mơ hồ. “Con đã hứa sẽ có mặt trong bữa tối hôm nay.”

“Ồ, phải rồi, đúng là thế. Con xin lỗi. Nhưng hôm nay ở nhà máy, chúng con đã trải-” Ông ngừng lại; ông không biết thứ gì đã cản trở anh nói ra điều mà anh muốn nói khi về đến nhà; ông vẻn vẹn thêm vào, “Chỉ là con…quên mất.” “Ý của mẹ là thế đấy,” Philips nói.

Paul Larkin nhìn ông bằng ánh mắt triều mến như đôi mắt của chú chó bị kiềm hãm. “Xin chào, Paul,” Rearden nói. “Anh đến hồi nào thế?”

“Ồ, Anh vừa đặt chân đến New York cách đây năm mươi lăm phút.” Larkin mỉm cười chan hòa vì nhận được sự chú ý.

“Có vấn đề gì sao?”

“Thời buổi này ai mà chẳng gặp phải vấn đề nhỉ?” Larkin nở nụ cười nhẫn nại, để chỉ ra rằng đó là câu nói mang tính triết lí. “Nhưng không, không có vấn đề gì đặc biệt vào lúc này. Anh chỉ nghĩ đến việc ghé thăm em.”

Vợ ông cười. “Anh làm anh ấy thất vọng đấy, Paul.” Bà quay sang Rearden.”Liệu đây là vấn đề mặc cảm hay là sự vượt trội đây Henry? Anh có tin là có ai đó muốn được gặp anh vì họ quan tâm đến anh, hay luôn cho rằng tất cả mọi người đều không thể tự xoay sở khi không có sự giúp đỡ của anh?”

Ông muốn giận dữ phủ nhận, nhưng bà mỉm cười như thể đó chỉ là lời chuyện trò bông đùa, ông không phù hợp với những cuộc trò chuyện vô nghĩa, nên ông không trả lời. Ông đứng nhìn bà, băn khoăn về những điều mà chưa một lần ông hiểu thấu.

Lillian Rearden được xem là kiểu phụ nữ xinh đẹp. Bà cao, cơ thể duyên dáng, dáng người thích hợp với những bộ váy Empire eo cao, và bà có thói quen mặc chúng hằng ngày. Ở bà là sự tinh tế khiến bà trông như vị khách mời đến từ thời xa xưa: những đường nét thuần khiết, đầy kiêu hãnh cùng với những gợi tóc nâu óng mềm, khoác lên sự cổ điển, thanh tú của tầng lớp quý tộc. Nhưng khi bà quay đầu hoàn toàn, người ta sẽ bị sốc nhẹ vì hụt hẫng. Khuôn mặt bà không đẹp. Đôi mắt có điểm khuyết: chúng hơi nhạt, không nâu cũng không xám, thiếu sức sống của biểu cảm.
Rearden đã luôn băn khoăn, từ thời điểm bà tỏ ra thích thú nhiều hơn mọi khi, nhưng tại sao lại không có niềm vui nào được thể hiện trên khuôn mặt bà.

“Chúng ta đã từng gặp phải vấn đề, anh thân mến,” cô nói, nhằm đáp lại với sự dò xét thầm lặng của ông, “dẫu trông anh không chắc về nó.”

“Con đã ăn tối chưa, Henry?” mẹ ông hỏi; có sự thiếu kiên nhẫn trong giọng nói của bà, như thể cơn đói của anh là sự xúc phạm mang tính cá nhân đối với bà.

“Rồi… Chưa… Con không đói.”

“Mẹ nên chuẩn bị một ít-“

“Không, thưa mẹ, không phải lúc này, không quan trọng đâu.”

“Đó là vấn đề luôn có ở con.” Bà không nhìn ông, mà thốt ra những lời đó vào khoảng không. “Sẽ vô ích thôi khi muốn làm gì đó cho con, con không biết trân trọng nó. Mẹ sẽ không bao giờ có thể khiến con ăn đúng bữa.”

“Henry, anh làm việc quá nhiều.” Philip nói. “Điều đó không tốt cho anh đâu.” Rearden bật cười. “Anh thích nó.”

“Ôi, Philip, Chúa ơi!” ông nói, và hối hận vì đã có giọng điệu khó chịu.

Philip luôn ở trong thể trạng bất ổn, dẫu các bác sĩ không chẩn đoán thấy điều gì bất thường ở cơ thể mảnh khảnh, lỏng lẻo của anh. Anh ba mươi tám tuổi, nhưng sự mệt mỏi kinh niên của anh luôn làm mọi người nghĩ anh ta già hơn anh trai mình.

“Anh nên học cách vui chơi,” Philip nói.

“Không thì, anh sẽ trở nên đờ đẫn và mơ màng. Hãy tự để ý, anh biết đấy. Anh nên rời khỏi lớp vỏ của anh và ngắm nhìn thế giới. Anh không muốn bỏ lỡ cuộc sống này đâu, khi anh cứ sống như thế.”

Chống chọi với cơn giận dữ, Rearden tự nhủ đó chỉ là hình thái đơn lẻ của tâm trí Philip. Ông tự nhủ rằng sẽ bất công thôi nếu phẫn nộ: tất cả họ chỉ đang muốn bày tỏ sự lo lắng dành cho ông – và ông ước là giá như những điều kia không nằm trong sự lo lắng của họ.

“Hôm nay anh đã có chuyện vui, Phil ạ,” ông trả lời, mỉm cười – và tự hỏi vì sao Phil lại không hỏi ông đó là chuyện gì.

Ông ước một trong số họ sẽ hỏi ông. Ông nhận ra điều đó rất khó để được nhận ra. Hình ảnh dòng sắt đỏ thiêu đốt trong tâm trí ông, rót đầy ý thức ông, không để lại chỗ chứa cho bất cứ điều gì khác.

“Con nên nói lời xin lỗi, mẹ cần được biết hơn là mong đợi về nó.” Đó là giọng của mẹ ông; ông quay đầu: bà nhìn ông với ánh mắt đầy tổn thương cho thấy một sự nhẫn nại lâu dài của một con người không có sự phòng vệ.

“Bà Beacham đã đến đây để dùng bữa tối,” bà nói một cách đầy trách móc.

“Sao cơ ạ?”

“Bà Beacham. Bà Beacham là bạn của mẹ.”

“Thế ạ?”

Mẹ đã nói với con về bà ấy, mẹ đã nói với con rất nhiều lần, nhưng con không bao giờ nhớ bất kì điều gì mẹ nói. Bà Beacham đã rất nóng lòng được gặp con, nhưng bà phải đi sau bữa tối, bà ấy không thể đợi, bà Beacham là một người rất bận rộn. Bà ấy rất mong được nói với con về công việc tuyệt vời mà bà ấy và mẹ đang làm ở giáo xứ, về lớp học kim loại thủ công, và về những nắm cửa sắt tuyệt đẹp, tất cả được rèn bởi những đứa trẻ khu ổ chuột.

Ông phải dốc những phân vân trong ý thức để trả lời bà, “Con xin lỗi nếu như con đã làm mẹ thất vọng, thưa mẹ.”

“Con không phải xin lỗi. Con đã có thể ở đây nếu con chịu nỗ lực. Nhưng liệu có bao giờ con nỗ lực vì người khác thay vì chính con chưa? Con không bao giờ có hứng thú với bất kì điều mọi người làm. Con nghĩ nếu con thanh toán các hóa đơn, thì điều đó là đủ, với con rồi sao? Tiền! Đó là tất cả những gì con biết. Những gì con trao cho mọi người là tiền. Con có bao giờ dành thời gian cho mọi người chưa?

Nếu những lời này có nghĩa là bà nhớ ông, ông nghĩ, vậy nó có nghĩa là tình thương, và nếu nó nghĩa là tình thương, thì thật bất công với ông khi ông phải hứng chịu cảm giác nặng nề, u ám này khiến ông câm lặng vì ông sợ giọng nói của ông sẽ để lộ cảm giác ghê tởm.

“Con không quan tâm,” giọng của bà vang lên đứt quãng, rên rỉ. “Lilian cần con có mặt hôm nay vì một vấn đề quan trọng, nhưng mẹ đã nói với bà ấy là sẽ vô thích thôi nếu chờ đợi con.”

“Ôi, mẹ ơi, chuyện đó không quan trọng!” Lilian nói. “Với Henry thì không.”

Ông quay đầu nhìn bà. Ông đứng giữa căn phòng, ông vẫn đang khoác chiếc áo măng-tô, ông như đang mắc kẹt trong một ảo tưởng mà sẽ không bao giờ là thật với ông.

“Không có gì quan trọng cả đâu,” Lilian nói một cách vui vẻ; ông không thể chắc chắn là giọng nói của cô có sự cảm thông hay mỉa mai. “Nó không liên quan đến chuyện làm ăn. Nó hoàn toàn mang tính phi thương mại.”

“Nó là gì?”

“Chỉ là một bữa tiệc em đang lên kế hoạch.”

“Một bữa tiệc?”

“Ôi, đừng trông phát hoảng như thế. không phải là tối mai. Em biết là anh rất bận, là trong vòng ba tháng nữa tính từ giờ và em muốn nó sẽ thật trọng đại, thật đặc biệt, vậy anh hứa sẽ có mặt ở đây vào lúc đó chứ không phải ở Minnesota, Colorado hay California được không?”

Bà nhìn anh với ánh mắt kì lạ, giọng điệu quá nhẹ nhàng và đồng thời quá chủ đích, nụ cười của bà toát lên vẻ ngây thơ và gợi lên một thứ giống như con át chủ bài đang được cất giấu.

“Ba tháng tính từ lúc này?” ông nói. “Nhưng em biết là anh không chắc vì công việc đột xuất sẽ yêu cầu anh rời thị trấn bất kì lúc nào.”

“Ôi, em biết mà! Nhưng em không thể chính thức lên lịch với anh, tính ra, không giống như những giám đốc điều hành đường ray, rác thải – ý em là những nhà thầu sắt vụn? Họ nói anh không bao giờ bỏ lỡ một cuộc hẹn. Tất nhiên rồi, em sẽ để anh tự chọn ngày để thuận lợi cho anh.” Bà ngước lên nhìn ông, ánh mắt bà chứa đựng phẩm chất đặt biệt của sự nữ tính bằng góc nhìn từ dưới trán lên đến đỉnh đầu của ông; bà hỏi, một cách bất ngờ và thận trọng, “Ngày em đã chọn là mười tháng mười hai, nhưng anh thích ngày chính hay mười?

“Không có gì khác đối với anh.”

Bà nói nhẹ nhàng, “ngày mười tháng mười hai là kỷ niệm ngày cưới của chúng ta, Henry.”

Tất cả họ đề quan sát khuôn mặt ông; như họ trong đợi một khuôn mặt ăn năn, nhưng những gì họ thấy, là một nụ cười nhỏ thích thú. Bà không thể đã chuẩn bị việc này như một cái bẫy, ông nghĩ, bởi vì ông có thể thoát khỏi nó quá dễ dàng, bằng việc phủ nhận bất vì sự đổ lỗi nào vì sự lơ đãng của ông và vì đã thờ ơ với bà; bà biết cảm xúc của ông dành cho bà là phản ứng từ thứ vũ khí của bà. Động cơ của bà, ông nghĩ, là một nỗ lực tiếp cận đầy kiêu ngạo để thách thức cảm xúc của ông và để bà tự nói lên lòng mình. Một bữa tình không phải là cách thức ông chọn để ăn mừng, mà nó mang kiểu cách của bà. Nó không là gì dựa trên những tiêu chuẩn của ông; mà chỉ ở riêng bà, nó là sự tôn vinh cao quý nhất mà bà có thể mang đến cho ông cũng như cuộc hôn nhân giữa hai người. Ông phải tôn trọng ý kiến của bà, ông nghĩ, dẫu ông không có cùng quan điểm với bà, dẫu ông không chắc liệu ông có còn quan tâm đến sự quan tâm hay sự cống hiến từ bà. Ông phải để bà giành chiến thắng, ông nghĩ, bởi vì bà đã buông bỏ chính mình vì lòng thương xót của ông.

Ông nở nụ cười, chan hòa, một nụ cười giòn tan để thừa nhận chiến thắng của bà. “Được rồi, Lilian,” ông nói khẽ, “Anh hứa sẽ có mặt ở đây vào buổi tối ngày mười tháng mười hai.”

“Cảm ơn, anh yêu.” Nụ cười của bà có sự e dè, ẩn ý; ông tự hỏi vì sao sau giây phút tạo ấn tượng thì thái độ của ông đã khiến tất cả mọi người thất vọng.

Nếu bà tin tưởng ông, ông nghĩ, nếu cảm xúc của bà với ông vẫn còn, thì lòng tin giữa hai người vẫn đối hợp. Ông buộc phải nói; những ngôn từ đã được sắp đặt từ trước, và ông không thể dùng lời để nói về bất kì thứ gì khác vào tối nay. “Anh xin lỗi vì đã đến trễ, Lilian, nhưng hôm nay tại nhà máy là ngày đầu tiên mẻ sắt đầu tiên của Kim Loại Rearden được thi công.”

Sau một hồi im lặng. Thì Philip nói. “Vậy à, tốt quá.”

Những người khác không nói gì.

Ông đút tay vào túi áo. Khi ông vừa chạm vào nó, hiện thực của chiếc vòng tay quét sạch mọi thứ; ông có cảm giác như lúc ông chứng kiến dòng kim loại nóng chảy được rót giữa không trung. “Anh có mang quà cho em, Lilian.”

Ông không nhận ra ông đang đứng thẳng và cử chỉ của cánh tay ông trông giống như người lính thập tự đang dâng chiếc cúp cho tình yêu của anh ta, khi ông đặt một vòng xích kim loại nhỏ lên đùi bà.

Lilian Rearden nhặt nó lên, nhấc nó lên bằng đầu hai ngón tay được duỗi thẳng, và đưa về phía ánh đèn. Những mắt nối nặng, thô, ánh kim loại có một màu kì lạ, nó có màu xanh lam – da trời.

“Nó là gì thế?” bà hỏi.

“Là thứ đầu tiên anh làm ra từ mẻ sắt đầu từ đơn hàng đầu tiên của Kim Loại Rearden.”

“Ý anh là,” cô nói, “nó có đầy đủ giá trị như những kim loại ở các tuyến đường ray?”

Ông thơ thẩn nhìn cô.

Cô lắc lư chiếc vòng, khiến nó lấp lánh dưới ánh đèn. “Henry, nó hoàn toàn tuyệt vời! Thật là độc đáo! Em sẽ mang lại cảm giác như New York, khi mang trên mình một món trang sức được làm cùng chất liệu như hững dầm cầu, động cơ xe tải, bếp lò, máy đánh chữ, và – anh đang nói gì về dự định sắp tới, anh yêu? – súp ấm?”

“Chúa ơi, Henry, anh đúng là tự phụ!” Philip nói. Lilian bật cười. “Anh ấy là người đa cảm. Đàn ông ai cũng thế. Nhưng, anh yêu, em rất quý nó. Nó không phải là quà, nhưng mục đích của nó là thế, em biết.”

“Một mục đích tẻ nhạt xuất phát từ sự ích kỉ, nếu con hỏi mẹ,” mẹ của Rearden nói. “Người đàn ông khác sẽ mang đến một chiếc vòng đính kim cương, nếu anh ta muốn tặng quà cho vợ của mình, bởi vì nó là niềm vui của người vợ một khi anh ta nghĩ đến, chứ không phải là niềm vui của chính anh ta. Nhưng Henry nghĩ thế chỉ vì nó đã tạo ra một loại thiếc mới , tại sao chứ, chắc hẳn nó quý giá hơn rất nhiều so với kim cương đối với bất kì một ai, chỉ vì nó nghĩ nó đã làm ra thứ đó. Nó vẫn luôn thế tờ khi nó lên năm – một đứa tự phụ nhất mà con từng được thấy – và mẹ biết nó sẽ lớn lên để trở thành sinh vật ích kỷ nhất trái đất.”

“Không đâu, thưa mẹ,” Lilian nói. “Nó đẹp lắm.” Bà đặt chiếc vòng xuống bàn. Bà đứng lên, đặt hai tay lên vai Rearden, và đứng bằng mũi chân, hôm lên gò má ông, và nói, “Cảm ơn, anh yêu.”

Ông không cử động, không cúi đầu xuống cô.

Sau một lúc, ông quay đầu, cởi áo khoác và ngồi bên lò sưởi, ở xa những người khác. Ông không cảm thấy gì ngoại trừ sự mệt mỏi vô bờ.

Ông không lắng nghe cuộc hội thoại giữa họ. Ông nghe có tiếng như Lilian đang tranh luận, nói lời bào chữa thay cho ông với mẹ của ông.

“Mẹ biết nó rõ hơn con,” mẹ ông nói. “Hank Rearden không quan tâm đến bất kì ai nó không quan tâm đến bất kì một sinh vật hay một ngọn cỏ nào trừ khi đó là sự ràng buộc giữa nó và công việc của nó. Đó là tất cả những gì mà nó quan tâm. Mẹ đã cố gắng dạy bảo nó về lòng nhân ái, mẹ đã dành cả đời để cố gắng, nhưng mẹ đã thất bại.”

Ông đã mang đến cho mẹ ông vô số những điều kiện sống cũng như những địa điểm phù hợp với ý của bà; nhưng ông băn khoăn vì sao bà vẫn luôn nài nỉ được ở cùng ông. Thành công của ông, ông nghĩ, phải có ý nghĩa gì đó đối với bà, và nếu nó có, thì đó là mối ràng buộc giữa hai người, mối ràng buộc duy nhất mà ông nhận thấy; nếu bà muốn có một vị trí dưới mái nhà của đứa con thành đạt của bà, thì anh sẽ không bao giờ từ chối.

“Sẽ vô ích thôi nếu mong muốn Henry trở thành một vị thánh, thưa Mẹ,” Philip nói. “Anh ấy đâu được sinh ra để trở thành thánh thần.”

“Ôi nhưng, Philip, em sai rồi!” Lilian nói. “Em đã quá sai! Henry đã làm nên những kỳ tích. Đó là vấn đề.”

Họ kỳ vọng gì ở ông? – Rearden nghĩ – họ đang theo đuổi điều gì? Ông chưa bao giờ hỏi họ về những điều đó; là chính họ đã đặt kỳ vọng lên ông, là chính họ đã áp đặt sự đáp ứng từ ông – và sự áp đặt đó có hình thức của tình thương, nhưng đó là hình thức mà ông cảm thấy khó chịu đựng hơn bất kì sự thù ghét nào. Ông xem thường những thứ tình thương vô nghĩa, cũng như ông xem thường sự giàu có vay mượn. Họ tuyên bố yêu thương ông vì một lí do nào đó và họ mặc kệ với tất cả những điều mà ông mong sẽ nhận được tình thương của họ. Ông tự hỏi nên phản ứng như thế nào mới đúng với ý họ – liệu phản ứng của ông có phải là điều họ muốn. Và đúng là thế, ông nghĩ; nếu không thì tại sao lại có những lời phàn nàn triền miên, những lời cáo buộc liên hồi về sự thờ ơ của ông? Tại sao bầu không khí ngập ngụa sự nghi ngờ, như thể họ đang mong chờ bị làm cho tổn thương? Ông chưa một lần có mong muốn làm tổn thương họ, nhưng ông luôn cảm thấy cách mà họ phòng vệ, những kì vọng đầy trách móc; họ như sẽ bị thương với bất kì điều gì ông nói, không quan trọng là ông làm gì hay nói gì, cứ như….cứ như thể họ bị thương bởi vì sự tồn tại của ông. Không nên bắt đầu tưởng tượng những thứ điên rồ – ông tự nhủ, khi dày vò với những câu đố hà khắc nhất trong lý trí tàn nhẫn của ông. Ông không thể kết án họ khi ông chưa hiểu; và ông không thể hiểu.

Ông có quý họ không? Không, ông nghĩ; ông đã từng muốn quý họ, giờ thì không còn nữa. Ông đã luôn muốn điều đó nhân danh tiềm năng vô căn cứ mà ông đã từng mong đợi ở tất cả mọi người. Ông không cảm thấy gì ở họ ngoài một sự thờ ơ vô tâm, thậm chí là sự thương tiếc cho điều đã mất. Liệu ông có cần ai đó trong đời ông không? Liệu ông đã đánh mất cảm giác mà ông luôn mong được cảm thấy? Không, ông nghĩ. Liệu ông có bao giờ nhung nhớ cảm xúc ấy? Có, ông nghĩ, khi ông còn trẻ; giờ thì không còn nữa.

Cảm giác kiệt sức trong ông ngày một lớn dần; ông nhận ra nó chính là nỗi chán chường. Ông đã che mắt họ bằng những phép tắc, ông nghĩ – và ngồi bất động, trằn trọc với một cơn buồn ngủ đã hóa thành một nỗi đau thể xác.

Đôi mắt ông khép lại, rồi ông cảm giác có hai ngón tay mềm mại, ẩm ướt chạm vào tay ông: Paul Larkin đã đẩy ghế sang một bên và vươn người đi ra để có một cuộc trò chuyện riêng.

“Anh không quan tâm nền công nghiệp nói gì về nó đâu Hank, em có một sản phẩm tuyệt vời bằng Kim Loại Rearden, một sản phẩm tuyệt vời, nó sẽ là một tiềm năng lớn, cũng như bất cứ thứ gì em chạm vào.”

“Phải,” Rearden nói, “sẽ như thế.”

“Anh chỉ….Anh chỉ mog em sẽ không đâm đầu vào rắc rối.”

“Rắc rối nào?”

“Ồ, anh không biết…mọi thứ thời buổi này…người ta, họ…làm sao chúng ta biết được?…mọi thứ đều có thể ập đến…”

Larkin ngồi xổm, ngước lên nhìn bằng đôi mắt trìu mến, dịu dàng. Thân hình thấp bé, cục mịch của ông trông luôn có sự thiếu tự vệ và chưa được hoàn thiện, như thể ông cần có một vỏ ốc để thu mình vào trong chỉ trong tích tắc. Đôi mắt đăm chiêu, nụ cười dễ mến, rời rạc và lạc lỏng của ông chính là sự thay thế cho lớp vỏ. Nụ cười ngây ngô, như đứa bé thả mình vào sự bao dung của vũ trụ bao la. Ông năm mươi ba tuổi.

“Quan hệ giữa em và công chúng không được tốt lắm, Hank ạ,” ông nói. “em luôn xuất hiện trong những bài báo xấu.”

“Vậy thì sao?”

“Em không được họ yêu mến, Hank.”

“Em chưa từng nghe bất kì lời phàn nàn nào từ khách hàng.”

“Ý anh không phải vậy. Em nên thuê một đơn vị truyền thông giỏi để họ có thể viết một bài tung hô về em.”

“Để làm gì? Vì thép chính là thứ em đang rao bán.”

“Nhưng em không muốn công chúng chống lại em. Dư luận, em biết đấy – nó chứa đựng rất nhiều ngữ nghĩa.”

“Em không nghĩ công chúng chống lại em. Và em không nghĩ quan điểm của họ có nghĩa lí gì cả, dù ở bất kì phương diện nào.”

“Những bài báo đang chống lại em.”

“Họ có thời gian để phung phí. Em thì không.”

“Anh không thích nó, Hank ạ. Nó không tốt.”

“Điều gì?”

“Điều mà họ viết về em.”

“Họ viết điều gì về em?”

“Thì, em biết mà. Rằng em là kẻ bất trị. Kẻ tàn nhẫn. Rằng em sẽ không cho phép bất kì ai lên tiếng trong quá trình vận hành nhà máy của em. Rằng mục tiêu duy nhất của em là sản xuất thép và kiếm tiền.”

“Nhưng đó là mục tiêu duy nhất của em.”

“Nhưng em không nên nói như thế.”

“Chúng là nhà máy của em, đúng không?”

“Phải, nhưng – nhưng em không nên đề cập đến điều đó quá rõ ràng….Em biết thời buổi bây giờ như thế nào mà….Họ xem thái độ của em là chống đối xã hội.”

“Em không quan tâm họ nghĩ cái quái gì cả.”

Paul Larkin thở dài.
“Có chuyện gì sao, Paul. Rốt cuộc anh đang hướng đến điều gì?”

“Không có gì…không có gì đặc biệt cả. Chỉ là không ai biết chuyện gì sẽ ập đến ở thời buổi này….mọi người cần phải cẩn thận…”

Rearden cười thầm. “Anh không phải là lo cho em đấy chứ?”

“Chỉ là-anh là bạn của em, Hank ạ. Anh là bạn của em. Em biết anh ngưỡng mộ em như thế nào mà.”

Paul Larkin luôn kém may mắn. Không có thứ gì ông chạm vào được suôn sẻ, không có thứ gì được xem là thất bại hoặc thành công. Ông là một doanh nhân, nhưng ông không thể xoay sở để tồn tại lâu ở bất kì lĩnh vực kinh doanh nào. Hiện tại, ông đang vật lộn với một nhà máy nhỏ chuyên sản xuất thiết bị khai thác mỏ. Ông đã luôn bám víu lấy Rearden nhiều năm liền, trong sự ngưỡng mộ. Ông luôn tìm đến vì lời khuyên, cùng với những khoản vay, nhưng không thường xuyên; những khoản vay không lớn và luôn được trả đủ, dẫu không đúng hạn. Động cơ trong các mối quan hệ của ông giống như một người bị thiếu máu, và luôn được truyền máu từ một nguồn sống sinh lực dồi dào.

Nhìn vào những nỗ lực của Larkin, Rearden cảm thấy những gì ông ấy đã làm như thấy một con kiến đang quằn quại dưới một đống que diêm. Điều đó quá khó với ông ấy, Rearden nghĩ, và quá dễ dàng với mình.  Nên ông cho đi lời khuyên, sự chú ý và sự quan tâm khéo léo, tận tụy, bất cứ lúc nào mà ông có thể.

“Anh là bạn của em, Hank ạ.”

Rearden nhìn ông trong sự nghi ngờ.
Larkin tránh ánh mắt, như ông đang tranh luận về điều gì đó trong đầu. Sau một hồi, ông thận trọng hỏi, “Người của anh ở Washington thế nào?”

“Ổn, em đoán.”
“Em nên chắc chắc về diều đó. Nó quan trọng.” Ông ngẩng mặt nhìn Rearden, và nhấn mạnh nhiều lần trong sự căng thẳng, như thực hiện một nghĩa vụ đạo lí đầy đau đớn, “Hank, nó rất quan trọng.”

“Em cho là thế.”

“Thực tế thì, đó là lí do mà anh đến đây để nói với em.”

“Vì lí do đặc biệt gì sao?”

Larkin xem xét và quyết định là nhiệm vụ đã được hoàn thành. “Không,” ông nói. Rearden không thích đề tài. Ông biết tầm quan trọng của một người bảo vệ ông trước cơ quan lập pháp; tất cả các nhà công nghiệp đều cần có một người như thế. Nhưng ông chưa từng đặt quá nhiều sự chú tâm đến lĩnh vực này trong việc kinh doanh của ông; ông chưa hoàn toàn thuyết phục với bản thân ông là điều đó quan trọng. Một cảm giác khó chịu khó tả, vừa bực dọc, vừa chán chường, khiến ông ngừng cân nhắc về nó.

“Vấn đề như thế này, Paul ạ.” ông nói, làm rõ suy nghĩ, “rằng người được chọn để đảm nhiệm công việc đó quả là một vị trí tồi tệ.”

Larkin quay mặt đi. “Cuộc sống là thế,” ông nói.

“Giá mà em có thể biết vì sao. Anh có thể nói cho em biết không? Có chuyện gì với thế giới này vậy?” Larkin nhún vai buồn bã. “Tại sao lại hỏi vô ích như thế? Đại dương sâu bao nhiêu? Bầu trời cao bao nhiêu? Ai là John Galt?

Rearden ngồi thẳng dậy. “Không,” ông nhấn giọng. “Không. Không có lí do gì để cảm nhận theo cách đó.”

Ông đứng dậy. Sự mỏi mệt trong ông đã tiêu tan khi ông nói về ông việc của mình. ông cảm thấy một cảm xúc nổi loạn đột ngột dấy lên, một nhu cầu, thách thức ông cần phải tái khẳng định và nắm bắt lại quan điểm tồn tại của chính ông, thứ cảm giác mà ông đã giữ trong lúc đi bộ về nhà và dường như đang bị đe dọa bởi những thứ không thể gọi tên.

Ông tiến về căn phòng, năng lượng trong ông đã trở lại. Ông nhìn gia đình ông. Họ là những đứa trẻ hoang mang, và bất hạnh – ông nghĩ – tất cả họ, thậm chí là mẹ ông, và ông đã quá dại dột vì đã phẫn uất – với những điều nằm ngoài khả năng vì họ bất lực và không hề cố ý. Là do ông đã cố gắng hiểu họ, từ lúc mà ông có rất nhiều thứ để cho đi, từ lúc họ không thể cảm nhận được niềm vui, hay nguồn năng lượng dồi dào của ông.

Ông đưa ánh mắt nhìn họ phía bên kia căn phòng. Mẹ ông và Philip đang tranh luận gay gắt; nhưng rồi ông nhận ra họ không hẳn là đang gay gắt, mà họ đang lo lắng. Philip ngồi ở chiếc ghế thấp, bụng ưỡn về phía trước, cân nặng của anh dồn lên bả vai, như thể sự khó chịu khốn khổ trong tư thế của anh là sự tra tấn người nhìn.

“Có vấn đều gì sao, Phil?” Rearden tiến đến và hỏi ông. “Trong em có vẻ chán nản.”

“Em đã có một ngày khó khăn,” Philip buồn bã nói.

“Con không phải là người duy nhất làm việc vất vả đâu,” mẹ ông nói, “Ai cũng gặp phải vấn đề cả – dù cho vấn đề không phải là tỉ đô, hay là vấn đề về chuyên chở xuyên lục địa như của con.”

“Vì sao, tốt mà. Con luôn mong Phil sẽ tìm được thứ gì đó mà em ấy thích.”

“Tốt? Ý con là con muốn thấy em trai con vả mồ hôi cho đến chết? Điều đó khiến con vui lắm, đúng không? Mẹ luôn nghĩ là con sẽ cảm thấy thế.”

“Sao chứ, không đâu, thưa mẹ. Con chỉ muốn giúp.”

“Con không cần phải giúp. Con không cần phải cảm thấy điều gì về bất kì ai cả đâu.”

Rearden chưa bao giờ biết em trai ông đã làm gì và muốn làm gì. Ông đã gửi em trai ông vào trường đại học, nhưng Philip vẫn chưa đưa ra quyết định về hoài bão cụ thể nào. Có điều gì đó không ổn, dựa trên tiêu chuẩn của Rearden, một người khi không tìm kiếm một việc làm có ích nào, nhưng ông sẽ không áp đặt tiêu chuẩn của ông lên Philip; ông đủ khả năng để hỗ trợ em trai ông và không bao giờ để ý đến chi phí. Ông đã để cậu được thong thả, Rearden đã nghĩ suốt nhiều năm, để cho cậu có cơ hội được chọn nghề nghiệp mà không có sự vật lộn với hiện sinh.

“Hôm nay em đã làm gì, Phil?” ông nhẫn nại hỏi.

“Điều đó không làm anh hứng thứ đâu.”

“Nó khiến anh thích thú. Đó là lí do mà anh hỏi.”

“Em phải gặp mặt hai mươi người khác nhau ở đây cho đến Redding rồi đến Wilmington.”

“Em gặp mặt họ để làm gì?”

“Em đang cố gắng gây quỹ cho tổ chức Bạn Hữu Tiến Bộ Toàn Cầu.”

Rearden không bao giờ có thể bắt kịp với những tổ chức mà Philip đã tham gia, cũng không biết hoạt động của những tổ chức đó là gì. Có lần ông nghe thấy Philip đã mơ hồ đề cập đến tổ chức này từ hồi sáu tháng trước . Nó có vẻ là nơi cung cấp những bài giảng tâm lí học miễn phí, nhạc đồng quê và nông nghiệp hợp tác xã. Rearden cảm thấy khinh bỉ đối với những loại hội nhóm đó và không thấy bất kì điều gì mật thiết hơn để tìm hiểu về bản chất của chúng.

Ông im lặng. Philip tự giác nói thêm, “Bọn em cần mười ngàn đô la cho một chương trình quan trọng, đó là một nhiệm vụ cống hiến, hết lòng để gây quỹ.  Con người ta không con một chút lương tâm nào. Khi em nghĩ về những người với những túi đựng tiền đầy ắp mà hôm nay em đã gặp – tại sao, họ lại tiêu chúng cho bất ý muốn nào, những em lại không thể vắt dù chỉ một giọt đô la từ họ, đó là tất cả những gì mà em yêu cầu ở họ. Họ không có trách nhiệm đạo đức, không hề….Anh cười gì?” cậu cao giọng hỏi. Rearden đứng trước mặt cậu, cười vang.

Điều đó thật ngây ngô và trẻ con, Rearden nghĩ, một cách vô cùng thô kệch: Sự gợi ý và sự xúc phạm, được cho đi cùng lúc. Sẽ dễ dàng áp đảo Philip bằng sự xúc phạm, ông nghĩ – sự xúc phạm là đòn chí từ vì nó chính là sự thật – một sự thật mà ông không thể nói ra. Một cách chắc chắn, ông nghĩ, kẻ khờ dại đáng thương biết anh đang được ông rủ lòng thương xót, anh ta biết rằng mình đang phơi bày bản thân để bị tổn thương, vì thế mình không cần phải làm điều đó, và không làm điều đó chính là câu trả lời tốt nhất của mình, đây là cơ hội mà ông không thể bỏ lỡ. Loại khốn cùng gì mà cậu đang đắm chìm vào thế, để bản thân vặn vẹo khổ sở đến vậy?

Và rồi Rearden chợt nghĩ ra là ông có thể vượt lên trên nỗi đau kinh niên của Philip chỉ lần này, mang đến cho cậu một cú sốc khoái cảm, một sự toại nguyện ngoài ý muốn từ một mong muốn vô vọng. Ông nghĩ: Mình quan tâm đến điều gì về bản chất thuộc về mong muốn của cậu? – mong muốn của cậu, Kim Loại Rearden là một hầm mỏ – ý nghĩa của nó đối với cậu cũng giống như ý nghĩa của nó đối với tôi – hãy để cho cậu được vui vẻ lần này, nó sẽ dạy cho cậu một thứ gì đó – liệu mình đã từng nói rằng niềm hạnh phúc là nhân tố của sự thanh lọc? – mình đang ăn mừng đêm nay, vậy hãy cậu được cùng chung vui – nó sẽ rất có ý nghĩa với cậu, và rất nhỏ nhặt đối với tôi.

“Philip,” ông mỉm cười nói, “hãy gọi cho cô Ives ở văn phòng của anh. Cô ấy sẽ gửi em ngân phiếu mười ngàn đô.”

Philip đờ đẫn nhìn ông; đó không phải là một cú sốc hay là niềm vui sướng; chỉ là một ánh mắt không rời trông như thủy tinh.

“Ôi!,” Philip nói, và thêm vào, “Bọn em sẽ rất biết ơn. Không có cảm xúc nào trong giọng nói của cậu, dù chỉ là một biểu lộ của lòng tham. Rearden không thể hiểu cảm giác của cậu: nó giống như một thứ gì đó nặng nề và trống rỗng đã sụp đổ trong ông, ông cảm nhận được sức nặng và sự trống rỗng, cùng một lúc. Ông biết đó là sự thất vọng, nhưng ông băn khoăn tại sao nó lại xám xịt và xấu xí.

“Anh thật tốt bụng, Henry,” Philip nói một cách khô khan. “Em đã bất ngờ. Không ngờ anh sẽ làm thế.”

“Em không hiểu sao, Phil?” Lilian nói, giọng nói rõ ràng và trầm lắng. “Henry đã thi công mẻ kim loại của anh ấy vào hôm nay.” Cô quay sang Rearden. “Chúng ta có nên chọn hôm nay là lễ kỷ niệm không, anh yêu?”

“Con là một người tốt, Henry,” mẹ ông nói, “Nhưng không thường xuyên cho lắm.”

Rearden đứng nhìn Philip, như đang chờ đợi.

Philip quay mặt đi, rồi ngước mặt và bắt lấy ánh mắt mắt của Rearden, ánh mắt như đang tiến sâu vào sự suy xét của chính anh.

“Anh không hề quan tâm tâm đến việc giúp đỡ những người kém may mắn phải không?” Philip hỏi – và Rearden nghe thấy, và không thể tin được, vì giọng điệu trong lời cậu nói là sự than trách.

“Phải, Phil, anh hoàn toàn không quan tâm về điều đó. Anh chỉ muốn em được vui.”

“Nhưng món tiền đó không dành cho em. Em không gom góp nó vì lợi ích cá nhân. Em không hứng thú với sự ích kỉ trong bất kì vấn đề nào cả.” Giọng nói của cậu lạnh tanh, với âm tiết của sự tự thức.

Rearden quay mặt. Ông chợt cảm thấy sự ghê tởm: không phải vì đó là những lời đạo đức giả, mà bởi vì đó là những lời nói chân thật; Philip thực lòng nói thế.

“Nhân tiện, Henry,” Philip thêm vào, “anh có phiền không nếu anh có thể yêu cầu cô Ives gửi cho em tiền mặt?” Rearden quay lại, bối rối. “Anh biết đó, Bạn Hữu Tiến Bộ Toàn Cầu là một nhóm rất tiến bộ và họ luôn cho rằng anh chính là đại diện cho một trong những nhân tố tối tăm nhất trong sự thụt lùi của xã hội, và điều đó sẽ khiến bọn em khó xử, anh biết đó, khi có tên anh trong danh sách những người quyên góp, bởi vì sẽ có người buộc tội bọn em vì đã nhận tiền từ Hank Rearden.”

Ông muốn tát vào mặt Philip. Nhưng thay vào đó thì một sự khinh bỉ khó lường khiến ông nhắm mắt lại.

“Được thôi,” ông nói khẽ, “em sẽ nhận được nó bằng tiền mặt.”

Ông bước đi, đến cửa sổ xa nhất căn phòng, và đứng nhìn về quầng sáng từ xa ở nhà máy.

Ông nghe thấy tiếng Larkin thất thanh gọi anh, “Quỷ tha ma bắt, Hank, em không nên đưa tiền cho nó!” Rồi giọng của Lilian xuất hiện, giòn dã và hoan hỉ: “Nhưng anh đã sai, Paul, anh đã sai lầm! Điều gì sẽ xảy ra với khoản quyên góp của Henry nếu cậu ấy không được chúng ta quyên góp? Điều gì trở thành sức mạnh của anh ấy nếu không có những người yếu thế hơn để anh ấy có được quyền lực? Điều gì anh ấy sẽ tự làm với chính mình nếu anh ấy không giữ chúng ta ở cạnh như những người bị lệ thuộc? Mọi thứ có vẻ ổn cả, thật đấy, chị không chỉ trích anh ấy, mọi thứ chỉ là quy luật tự nhiên của con người.”

Bà cầm chiếc vòng kim loại và đưa nó lên, để nó lấp lánh dưới ánh đèn.

“Một dây xích,” bà nói. “Quả là phù hợp, phải không? Một dây xích mà anh ấy dùng để ràng buộc chúng ta.”

Bình luận về bài viết này